logo
  • Xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới

Xu thế phát triển chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới

Tác giả
Trần Công Phong - Nguyễn Thị Hồng Vân

Số lượt xem : 126

Số lượt download : 15

Ngày upload : 27/04/2024

Ngày cập nhật : 11/05/2024

Tags : Tham khảo Giáo dục Nghiên cứu Khoa học Chính sách

Kích thước : 219.89 MB

Số trang : 621

Chương trình Giáo dục phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục của một quốc gia. Luật Giáo dục (2005) ghi rõ: "Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông, quy định chuẩn kiến thức, kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông" (1). Với đặc điểm và cấu trúc nội dung như trên, Chương trình giáo dục phổ thông phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội của một đất nước và quốc tế trong một giai đoạn lịch sử cụ thể. Chính vì thế, Chương trình giáo dục phổ thông vừa mang tính ổn định (cho một giai đoạn), vừa không "nhất thành bất biến" mà luôn vận động, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục quốc gia, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang hướng tới một xã hội công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 đã nêu rõ: "Đổi mới Chương trình và sách giáo khoa Giáo dục phổ thông để áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc sau năm 2015, vận dụng phù hợp ở các địa phương, tích hợp ở những lớp dưới, phân hoá mạnh ở những lớp trên nhằm xây dựng nền tảng học vấn phổ thông cơ bản, vững chắc và phát triển năng lực, định hướng nghề nghiệp cho người học, phù hợp với nhu cầu và điều kiện tổ chức giáo dục của các vùng, miền". Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khoá XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng xác định: "Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015". Để có cơ sở tiến hành nhiệm vụ đổi mới trên, Nghị quyết kì họp thứ tám của Quốc hội khoá XIII về Đổi mới Chương trình và sách giáo khoa Giáo dục phổ thông được kí và ban hành ngày 15/12/2014 đã xác định rõ mục tiêu, định hướng đổi mới và lộ trình thực hiện việc xây dựng Chương trình và sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới. Và hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua Dự án Hỗ trợ đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông đang triển khai xây dựng Chương trình và sách giáo khoa Giáo dục phổ thông mới để thực hiện Nghị quyết trên của Quốc hội.

Trong quá trình phát triển Chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, để xác định được những định hướng, quan điểm và nội dung đổi mới phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời cập nhật với xu thế giáo dục hiện đại trên thế giới, rất cần tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt cần lựa chọn được những quốc gia tiêu biểu, có những điều kiện khá tương đồng với Việt Nam, đã đạt được những kết quả cao trong đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông để tiến hành nghiên cứu, phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trong giai đoạn xây dựng Đề án Đổi mới Chương trình và sách giáo khoa Giáo dục phổ thông sau 2015, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã biên soạn và xuất bản tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về phát triển Chương trình giáo dục phổ thông, trong đó đã mô tả khá sâu một số nội dung cơ bản về phát triển Chương trình giáo dục phổ thông của 05 nước: Hàn Quốc, Malaysia, Nga, Phần Lan, Trung Quốc và có những mô tả mang tính tổng quan về một số phương diện như: khái quát về điều kiện kinh tế – xã hội, hệ thống giáo dục quốc dân, các chu kì đổi mới giáo dục, mục tiêu và quan điểm đổi mới, nội dung chương trình, tổ chức thực hiện chương trình, các điều kiện về quản lí, đội ngũ, cơ sở vật chất... Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về việc thu thập các nguồn thông tin nên số nước được lựa chọn để mô tả, phân tích chưa thật phong phú, các thông tin về bối cảnh và cách thức xây dựng, triển khai chương trình của các nước chưa được cập nhật. Quá trình đổi mới chương trình đòi hỏi cần tiếp tục có những nghiên cứu rộng và sâu về kinh nghiệm quốc tế để đáp ứng kịp thời với các nội dung cần triển khai trong từng thời điểm.

Cuốn sách Xu thế phát triển Chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới tập trung nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm phát triển Chương trình giáo dục phổ thông của một số quốc gia trong khu vực và thế giới, nhằm khái quát những vấn đề cơ bản nhất về xu thế phát triển Chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới, đồng thời cụ thể hoá xu thế đó trong quá trình xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông của một số quốc gia; từ đó nêu lên những đề xuất, khuyến nghị cho Việt Nam trong việc phát triển Chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn tới.

Bên cạnh những thông tin phong phú về quá trình đổi mới giáo dục phổ thông từ rất nhiều nước trên thế giới, các tác giả lựa chọn nghiên cứu sâu về kinh nghiệm phát triển Chương trình giáo dục phổ thông của một số quốc gia tiêu biểu. Cụ thể, 12 nước được lựa chọn, bao gồm: Vương quốc Anh, Australia, Cộng hoà Liên bang Đức, Hàn Quốc, Hoa Ki, Cộng hoà Pháp, Phần Lan, Liên bang Nga, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Trung Quốc. Đây là những quốc gia đại diện cho các châu lục trên thế giới, có nền giáo dục phát triển và xếp thứ hạng cao trong các kì đánh giá quốc tế, đồng thời có những điều kiện tương đồng với Việt Nam.

Các quốc gia được lựa chọn theo các nhóm sau:

- Nhóm các nước phát triển, có bề dày truyền thống về giáo dục và đạt các thứ hạng cao về kết quả giáo dục, bao gồm: Vương quốc Anh, Australia, Cộng hoà Liên bang Đức, Phần Lan. Đây là các nước có những đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục, theo các xu hướng giáo dục hiện đại, dựa trên các tư tưởng, triết lí giáo dục rõ ràng, thuyết phục; việc quản lí giáo dục thực hiện chặt chẽ, hiệu quả trên cơ sở đảm bảo tính tự chủ cao và cung cấp các hỗ trợ đa dạng cho quá trình đổi mới giáo dục.

Nhóm các nước châu Á, có những điều kiện tương đồng với Việt Nam và có những bước phát triển cao trong giáo dục thời gian qua, bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Singapore. Đây là những quốc gia đang có những bước tiến mạnh mẽ về giáo dục trong thời gian qua, có lộ trình đổi mới chương trình bài bản, khoa học dựa trên sự kế thừa và tiếp nối những tinh hoa của chương trình giáo dục truyền thống; mô hình giáo dục đa dạng, linh hoạt trong phân cấp, phân ngành học; cấu trúc hệ thống giáo dục bảo đảm tính mềm dẻo.

Nhóm các nước đã có những ảnh hưởng lớn đối với giáo dục Việt Nam, bao gồm: Cộng hoà Pháp, Hoa Kì, Liên bang Nga. Đây là các nước có nền giáo dục chất lượng cao trên thế giới, có bề dày truyền thống trong quá trình phát triển chương trình và đã ít nhiều được thể hiện trong lịch sử phát triển các chương trình giáo dục của Việt Nam.

Cuốn sách gồm 14 chương. Chương 1 khái quát những vấn đề chung về vị trí của giáo dục phổ thông và vai trò của phát triển Chương trình giáo dục phổ thông; đồng thời tổng quan những nội dung mang tính xu thế về việc xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông của quốc tế. Từ Chương 2 đến Chương 13 đi sâu mô tả kinh nghiệm xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông của 12 nước. Các chương này đều được trình bày theo một cấu trúc thống nhất, bao gồm các nội dung: Những vấn đề chung (nêu khái quát về Hệ thống giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân; Nền tảng triết lí giáo dục; Các quan điểm tiếp cận phát triển Chương trình giáo dục phổ thông; Quy trình phát triển chương trình, các điều kiện thực hiện chương trình); Một số vấn đề cơ bản về phát triển Chương trình giáo dục phổ thông (xác định mục tiêu và chuẩn giáo dục phổ thông, các lĩnh vực học tập môn học, vấn đề tổ chức dạy học tích hợp và dạy học phân hóa...); Giới thiệu về chương trình môn học (giới thiệu chương trình môn tiếng mẹ đẻ và/hoặc một môn học tích hợp). Từ những thông tin được mô tả, phân tích trên, trong mỗi nước sẽ nêu những nhận xét về ưu điểm và hạn chế (nếu có) của chương trình và đề xuất những nội dung Việt Nam có thể học tập và cách thức học tập để phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên, do có những đặc điểm riêng nổi bật về một số nội dung ở một vài nước, nên trong từng chương có thể khác biệt đôi chút về cấu trúc. Chương 14 là những đề xuất và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng và triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới.

Cuốn sách được biên soạn và hoàn thiện từ kết quả của nhiệm vụ cấp thiết cấp Bộ và một số nghiên cứu về kinh nghiệm quốc tế do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam chủ trì.

Nhân dịp xuất bản cuốn sách, nhóm tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng đến TS. Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ phận thường trực Ban Chỉ đạo Đổi mới Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông (giai đoạn 2011 – 2016) đã ủng hộ và tạo điều kiện để triển khai nhiệm vụ nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Kiều và Hội đồng Thẩm định đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình hoàn thiện cuốn sách.

Nhóm tác giả hi vọng rằng cuốn sách Xu thế phát triển Chương trình giáo dục phổ thông trên thế giới sẽ là một công trình nghiên cứu nhỏ góp phần chào mừng Kỉ niệm 55 năm thành lập Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (6/12/1961-6/12/2016).

Mặc dù các tác giả đã hết sức cố gắng tổng hợp, bổ sung, mở rộng, cập nhật những thông tin về nhiều nội dung, nhiều lĩnh vực trong phát triển Chương trình giáo dục phổ thông của các nước, song do nguồn tài liệu thu thập và tìm hiểu ở một số quốc gia chưa thực sự đầy đủ như mong muốn, nên cuốn sách không tránh khỏi còn có những hạn chế. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc.

THAY MẶT NHÓM TÁC GIẢ

GS.TS. Trần Công Phong

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

Quy luật 37% là gì?
21 Tháng 04

Quy luật 37% là gì?

Thống kê học có nhiều quy luật và hằng số chẳng những rất thú vị mà còn gây ngạc nhiên. Chúng ta đã biết những trị số 0.05 để tuyên bố một khám phá, hay hằng số 1.96 của phân bố chuẩn có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Nhưng có lẽ ít ai biết được quy luật 37%. Đây là một quy luật mới được tái khám phá, nhưng có nhiều ứng dụng trong y khoa, khoa học, tìm nhân viên, thậm chí... tình yêu.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ
20 Tháng 07

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ

Chào mừng bạn đến với blog của chúng tôi! Hôm nay, chúng tôi có cơ hội đặc biệt để nghe những lời khuyên quý báu từ một CEO thành công với kinh nghiệm dày dặn về quản lý thời gian và thành công trong sự nghiệp. Hãy cùng tôi trải nghiệm những cách hiệu quả giúp bạn trẻ tận dụng thời gian một cách thông minh và đạt được hiệu suất cao trong cuộc sống.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Toàn tập về cách sử dụng ssh
30 Tháng 09

Toàn tập về cách sử dụng ssh

SSH là viết tắt của "Secure Shell," đây là một giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối bảo mật giữa hai máy tính và cho phép truy cập từ xa vào máy chủ hoặc thiết bị khác qua mạng

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử
13 Tháng 01

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, cùng với sự thuận tiện này là nguy cơ gặp phải các trường hợp gian lận trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử