Sản xuất xây dựng vốn dĩ là quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng lớn của nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Hiện nay, với sự phát triển ở nhịp độ cao của kỹ thuật và kinh tế, các công tác xây lắp tăng trưởng nhiều về loại hình, quy mô và tính chất phức tạp làm cho công tác quản trị sản xuất trong xây dựng ngày càng trở nên phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao hơn, rõ ràng hơn, có cơ sở tính toán chắc chắn hơn.
Các quá trình sản xuất xây dựng huy động một lực lượng lớn lao động - quản lý và trực tiếp, thu hút nhiều chủ thể tham gia như chủ đầu tư, nhà tư vấn thiết kế, nhà thầu, các nhà cung cấp vật tư, dịch vụ, sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và vật liệu. Mặt khác, có thể nói sản xuất xây dựng là quá trình "động" nhất, đặc trưng bởi sự thay đổi hàng ngày của trạng thái làm việc. Tổ chức tốt quá trình sản xuất xây dựng, hay thường gọi là tổ chức thi công, sẽ là đảm bảo chắc chắn các yêu cầu về linh hoạt, tối ưu, kinh tế, khả thi và an toàn cho mọi hoạt động của các chủ thể tham gia quá trình xây dựng.
Tổ chức thi công thực chất là quản trị quá trình thi công trên công trường. Làm đủ chức năng của quản trị sản xuất, công tác tổ chức thi công có nhiệm vụ lập kế hoạch huy động lực lượng và tổ chức thực hiện các công tác xây dựng theo kế hoạch đã lập, kiểm tra quá trình (chất lượng và tiến độ) và ra các quyết định điều tiết quá trình sản xuất cho phù hợp, đúng quỹ đạo đến mục tiêu.
Kế hoạch là điểm xuất phát của công tác quản trị. Kế hoạch trong thi công xây dựng thường được thể hiện bằng "Tiến độ thi công", lấy phương pháp tổ chức xây dựng và công nghệ thi công xây lắp làm cơ sở, với sự lựa chọn hình thức thể hiện hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và kiểm soát quá trình ở giai đoạn thực thi tiếp theo. Đó cũng là yêu cầu về kiến thức và kỹ năng đối với nhà quản trị sản xuất trên công trường xây dựng.
Với nhận thức như vậy, cuốn sách Tổ chức thi công xây dựng được hình thành với nội dung như sau:
Chương 1: Một số khái niệm về tổ chức quá trình sản xuất xây dựng, đưa ra các khái niệm về tổ chức sản xuất xây dựng, phương án tổ chức các quá trình sản xuất và phân tích các đặc điểm của sản xuất xây dựng đã ảnh hưởng đến công tác tổ chức như thế nào. Ngoài ra chương này cũng đề cập một cách chi tiết, có tính hướng dẫn, trình tự và nội dung các bước thiết lập một phương án tổ chức thi công công trình và các số liệu cơ sở cần sử dụng tại từng bước.
Chương 2: Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyển. Sau khi làm rõ bản chất của phương pháp, chương II tổng hợp các phương pháp tính dây chuyền sản xuất, trong đó lần đầu tiên có đề cập một cách hoàn chỉnh đến phương pháp tỉnh dây chuyển khi có sự chuyển đợt, chuyển tầng" một loại dây chuyển thường gặp hiện nay trong thi công nhà cao tầng có khung sản là bêtông cốt thép đồ tại chỗ.
Chương 3: Kế hoạch tiến độ thi công, phân biệt các loại và hình thức thể hiện kế hoạch tiến độ, trình bày trình tự lập tổng tiến độ thi công công trình xây dựng cùng thí dụ minh hoạ.
Chương 4: Lập và quản lý tiến độ thi công theo phương pháp sơ đồ mạng lưới. Tiếp theo những khái niệm cơ bản như hình thức thể hiện mạng, phân loại mạng, chương 4 giới thiệu các phương pháp sơ đồ mạng CPM, PDM, MPM, PERT.
Chương 5: Tổ chức cơ sở vật chất kỹ thuật cho công trường xây dựng, giới thiệu các phương pháp tỉnh toàn cũng như các số liệu tra cứu có thể áp dụng khi tổ chức vận chuyển, cung cấp điện, nước hoặc các công trình tạm thời phục vụ quá trình thi công.
Chương 6: Tổ chức tổng mặt bằng thi công xây dựng, nói về cách "sắp xếp" công trường xây dựng cũng như cách đánh giá tổ chức mặt bằng thi công..
Lần đầu tiên xuất bản cuốn sách nên khó tránh khỏi những thiếu sót và chắc chắn có nhiều hạn chế nhất định. Tác giả lấy làm hân hạnh được nhận các ý kiến từ độc giả, giúp cho những lần xuất bản sau được tốt hơn.
Tác giả