logo
  • Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982

Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982

Tác giả
Người dịch : Lê Minh Nghĩa - Vũ Phi Hoàng - Viễn Đông - Trần Công Trực

Số lượt xem : 853

Số lượt download : 88

Ngày upload : 13/07/2023

Ngày cập nhật : 08/05/2024

Tags : Chính trị Tham khảo Pháp lý Nghiên cứu Ngoại giao Quốc phòng

Kích thước : 96.75 MB

Số trang : 426

Sau 5 năm trù bị (1967-1972) và qua 9 năm thương lượng (1973-1982) trong 11 khoá hợp. Hội nghị lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Luật biển đã thông qua một Công ước mới về Luật biển ngày 30-4-1982. Sau đó, Công ước này đã được 119 đoàn đại diện của các nước chính thức ký kết ngày 10-12-1982.

Công ước về Luật biển 1982 gồm 17 phần với 320 điều khoản, 9 phụ lục với hơn 100 điều khoản và 4 nghị quyết kèm theo là một văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn diện, bao quát được tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định được những quyền lợi và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi quốc gia (có biển cũng như không có biển, có chế độ kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau, có trình độ phát triển khác nhau) đổi với các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia cũng như đối với những vùng biển thuộc phạm vi quốc tế.

Công ước về Luật biển 1982 chính là kết quả của cuộc đấu tranh Hay ga để giải quyết nhiều loại mâu thuẫn phức tạp khác nhau về lợi ích giữa nhiều loại quốc gia.

Việc thông qua Công ước là một bước quan trọng trên con đường xây dựng một chế độ pháp lý quốc tế toàn diện của đại dương thế giới. Ý nghĩa của Công ước, đối với loài người được nêu lên trong Phần mở đầu của Công ước, trong đó nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Công ước như là một đóng góp quan trọng vào việc gìn giữ hoà bình, công lý và tiến bộ cho tất cả các dân tộc trên thế giới. Đặc biệt là những điều khoản liên quan đến việc thiết lập một chế độ pháp lý đối với biển và đại dương đã tạo điều kiện cho việc sử dụng công bằng và có hiệu quả những nguồn tài nguyên của chúng, việc liên lạc quốc tế, công tác nghiên cứu, bảo vệ môi trường biển cũng như bảo vệ tài nguyên sinh vật biển. Công ước cũng thể hiện sự hợp tác quốc tế về nhiều mặt trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và cùng có lợi giữa các quốc gia trên các vùng biển khác nhau nhằm sử dụng biển và các tài nguyên biển vì lợi ích chính đáng của mọi quốc gia và vì lợi ích của hoà bình và an ninh quốc tế.

Công ước về Luật biển 1982 được thông qua cũng là một thắng lợi có ý nghĩa đối với nước ta, một nước có bờ biển dài và có các vùng biển rộng. Công ước đã xác nhận và khẳng định chủ quyền và quyền của nước ta đối với các vùng biển và thềm lục địa của ta phù hợp với Tuyên bố ngày 12-5-1977 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với Tuyên bố ngày 12-11 1982 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam, phù hợp với chính sách của nước ta nhằm giải quyết những tranh chấp về các vùng biển và thềm lục địa với các nước láng giềng.

Theo những quy định của Công ước về vùng đáy biển và đại dương quốc tế, nước ta có quyền tham gia với tư cách quốc gia thành viên của Công ước vào các hoạt động của cơ quan quyền lực quốc tế, và đồng thời thực hiện quyền của mình trong việc kiểm soát các hoạt động của các cơ quan và tổ chức quốc tế nói trên có liên quan về mọi mặt tổ chức, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên của Vùng, góp phần cùng các nước trên thế giới đấu tranh bảo vệ di sản chung của nhân loại.

Ngày 16-02-1994, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển đã có hiệu lực sau khi có 60 nước phê chuẩn. Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Ngày 23-6-1994, nước ta là nước thứ 61 phê chuẩn Công ước. Ngày 28-7. 1994. Hội nghị toàn thể lần thứ 101 Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết và Hiệp định về việc thực hiện Phần XI của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Việt Nam đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết và Hiệp định này.

Vì vậy, muốn hiểu đầy đủ và vận dụng được chính xác những quy định về Luật biển của Việt Nam, ngoài việc nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu đảo những văn bản pháp lý của Nhà nước ta, chúng ta cũng cẩn phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và chu đáo những quy định trong Công ước quốc tế về Luật biển. Đây cũng là một vấn đề nhiều ngành, nhiều cơ quan, nhiều địa phương quan tâm đến.

Nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, được sự cộng tác nhiệt tình của các đồng chí trong Ủy ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật tái bản cuốn sách Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, có bổ sung nội dung các văn bản Nghị quyết và Hiệp định về việc thực hiện Phần XI của Công ước này. Cuốn sách này đã được Nhà xuất bản Pháp lý xuất bản lần đầu vào năm 1984, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản bằng song ngữ Việt - Anh năm 1999. Trong lần xuất bản tháng 7-2012, cuốn sách chỉ giới thiệu bản dịch tiếng Việt của Công ước...

Vì Công ước về Luật biển là một văn kiện rất tổng hợp và toàn diện, có để cập tất cả vấn đề thuộc đủ các lĩnh vực pháp lý, chính trị, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, xã hội nên thuật ngữ dùng trong Công ước cũng mang đủ các màu sắc đó. Mặt khác, với sự phát triển của tình hình, nhiều thuật ngữ vốn có một ý nghĩa chung nhất định nay dùng trong Công ước lại mang một ý nghĩa riêng chỉ thích hợp với một nội dung nhất định nói trong Công ước nên ngay vào Phần mở đầu của Công ước hoặc phần mở đầu của từng phần của Công ước, cũng đã có những định nghĩa riêng cho những thuật ngữ được sử dụng như vậy. Mặc dù trong khi dịch, người dịch cũng đã cân nhắc và cố gắng chọn những thuật ngữ thích đáng, nhất là trong điều kiện của ta hiện nay, những thuật ngữ khoa học chưa được tiêu chuẩn hoá, tuy theo mỗi ngành, mỗi người có một cách sử dụng khác nhau, nền có thể vẫn còn những chỗ chưa được thỏa đáng.

Bản dịch này dựa theo bản Pháp văn, có đối chiếu với bản Anh văn, Nga văn và tham khảo bản Trung văn. Những chỗ nào cách viết ở các bản có khác nhau, người dịch đều ghi chú ở dưới để bạn đọc để so sánh. Người dịch đã được sự giúp đỡ tích cực của các chuyên viên ở các cơ quan và các ngành trong việc dịch thuật, đã góp ý kiến trong việc sử dụng một số thuật ngữ chuyên ngành thích hợp.

Người dịch và Nhà xuất bản đã làm việc hết sức thân trọng và nghiêm túc, nhưng vì nhiều vấn đề trong Công ước là vấn đề mới, nên không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong bạn đọc góp ý kiến, chỉ dẫn để đi tới một bản dịch hoàn hảo hơn.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách tới bạn đọc.

Hà Nội, tháng 6 năm 2014

NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê
23 Tháng 04

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê

Trong thống kê, xác suất là một trong những khái niệm cơ bản để phân tích dữ liệu. Xác suất được định nghĩa là tỷ lệ giữa số trường hợp có thể xảy ra và số trường hợp có thể xảy ra.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?
16 Tháng 04

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao trí tuệ và kiến thức, mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình cảm và mối quan hệ của chúng ta.

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học
13 Tháng 06

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học

Đọc sách bằng máy đọc sách có nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số lợi ích chính khi sử dụng máy đọc sách...

Các loại ớt cay nhất thế giới
01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ
20 Tháng 07

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ

Chào mừng bạn đến với blog của chúng tôi! Hôm nay, chúng tôi có cơ hội đặc biệt để nghe những lời khuyên quý báu từ một CEO thành công với kinh nghiệm dày dặn về quản lý thời gian và thành công trong sự nghiệp. Hãy cùng tôi trải nghiệm những cách hiệu quả giúp bạn trẻ tận dụng thời gian một cách thông minh và đạt được hiệu suất cao trong cuộc sống.