Các họ lan được đánh giá là một trong những loài hoa cao cấp trong vương quốc thảo mộc, bao gồm hơn 25.000 ngàn loài khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả theo từng năm. Do bởi chúng được phân bố vùng rộng lớn, trải dài từ đường xích đạo cho đến Bắc cực, từ đồng bằng cho đến các vùng núi băng tuyết, các loài lan rất khác biệt nhau: Lan đất (phát triển mọc trong đất kháng nước); thực vật biểu sinh hoặc thực vật phụ sinh (phát triển phía trên mặt đất hoặc sống bám trên các loại thảo mộc khác, thủ hút chất dinh dưỡng và nước từ môi trường chung quanh); thực vật phát triển trên mặt đá) hoặc ngay cả dưới mặt đất (phát triển dưới bề mặt của môi trường cấy trồng).
Từ hàng ngàn năm nay, ở mọi lục địa đã trực tiếp gần gũi với các giống thảo mộc này, họ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp của các bông hoa, cũng như mùi hương hoặc bị cuốn hút ngầm bởi những tình dầu có thể trích ra từ chúng. Ở châu Âu, nơi những loài lan đã được cấy trồng từ thời văn minh cổ Địa Trung Hải, những nhà sáng lập ngành Lan học đáng kể là triết gia người Hy Lạp Theophrastus (372 - 287 trước Công nguyên) và sau này là nhà thực vật học người Thụy Điển Linnaeus (1707-1778).
Chính Theophrastus là người đầu tiên sử dụng từ Hy Lạp (Orchis) để chỉ nhóm thảo mộc đặc biệt này: rễ của chúng được phơi khô, xắt nhỏ để dùng làm thuốc giảm đau và chất kích thích, chúng được liệt kê trong dược điển cổ truyền Hy Lạp và vùng Tiểu Á lân cận.
Thậm chí cho đến ngày nay, chúng ta cũng dễ dàng tìm thấy một số thức uống làm bằng rễ khô của một vài loài lan. Và mãi cho đến giữa thế kỷ 18 cái tên này mới được áp dụng cho toàn bộ các họ lan của Linnaeus: "các giống Plantarum" đánh dấu sự khởi đầu của nguyên tắc phân loại hiện đại về thảo mộc.
Tuy nhiên, ngoài Theophrastus và Linnaeus cũng có nhiều người khác quan tâm đến giống lan đặc biệt như là các cây thuốc và điều này đã được chứng minh bằng cách tham khảo ở các sách y học và dược thảo của những tác giả như Dioscorides (thế kỷ thứ I sau Công nguyên): Otto Brunfels of Strasbourg (khoảng 1488- 1534); Leonhard Fuchs (1501-66) và John Gerald (1542-1612).
Ở Trung Quốc cách đây khoảng 2500 năm, Khổng Tử đã ca ngợi vẻ đẹp kỳ lạ và hương thơm của hoa lan.
...