logo
  • Dấu ấn văn hóa Tiền - Sơ Sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kom Tum

Dấu ấn văn hóa Tiền - Sơ Sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kom Tum

Tác giả
Nguyễn Khắc Sử(chủ biên)

Số lượt xem : 196

Số lượt download : 28

Ngày upload : 10/02/2024

Ngày cập nhật : 29/04/2024

Tags : Văn Hóa Khoa học xã hội Lịch sử Địa lý Nghiên cứu Khoa học Dân tộc Phong tục Kom Tum

Kích thước : 185.23 MB

Số trang : 770

Cuốn sách Dấu ấn văn hóa Tiền - sơ sử vùng lòng hồ Plei Krông, Kon Tum là kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Chỉnh lý, nghiên cứu, bảo quản, phục chế di tích và di vật khảo cổ sau khai quật vùng lòng hồ thủy điện Plei Krong (Kon Tum) do Viện Khảo cổ học thực hiện, PGS. TS. Nguyễn Khắc Sử làm chủ nhiệm, thực hiện trong 2 năm 2011-2013, đã được nghiệm thu xuất sắc.

Để có được công trình này, công lao to lớn đầu tiên thuộc về những người tiên phong tham gia khai quật, di dời các di tích vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông trong các năm 2005-2006, gồm: PGS. TS. Nguyễn Khắc Sử (Trưởng đoàn), TS. Bùi Văn Liêm, TS. Trần Quỷ Thịnh; TS. Nguyễn Trung Chiến; TS. Nguyễn Gia Đối, TS. Trịnh Hoàng Hiệp; Th.S. Lê Hải Đăng; Nguyễn Sơn Ka; Hà Mạnh Thắng, Phan Thanh Toàn, Th.S. Nguyễn Ngọc Quý (Viện Khảo cổ học); TS. Phạm Quang Sơn, Th.S. Nguyễn Khải Quỳnh, Võ Huy Hoàng (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ); Phan Thanh Bảng, Nguyễn Văn Quang, Hoàng Đình Chung, Phạm Công Danh, Đào Thế Trai, Mai Văn Nhưng (Bảo tàng tỉnh Kon Tum); TS. Lê Đình Phúc (Đại học Khoa học Huế), TS. Trần Văn Bảo (Đại học Đà Lạt); Đào Văn Nhiệm, Phan Hoàng Huy (Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa). Tiếp theo là công lao của những người tham gia chinh lý tư liệu sau khai quật tại Kon Tum vào năm 2011, gồm: PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử, TS. Nguyễn Gia Đổi, TS. Nguyễn Trường Đông, Phan Thanh Toàn, Th.S. Lê Hải Đăng, Phạm Thanh Sơn, Nguyễn Thị Hảo, Nguyễn Sơn Ka (Viện Khảo cổ học), Nguyễn Thị Mai Sương, Phạm Thị Nhung (Bảo tàng Kon Tum), Lê Xuân Hưng (Đại học Đà Lạt) và Phạm Bảo Trâm (Bảo tàng tỉnh Đắc Lắc). Tập thể các tác giả công trình trân trọng biết ơn sự đóng góp vô cùng quý báu của các đồng nghiệp.

Với mục đích cung cấp thông tin tư liệu và kết quả nghiên cứu 9 di chỉ vùng lòng hồ cho các nhà quản lý, nghiên cứu, giảng dạy lịch sử văn hóa Việt Nam; cung cấp cơ sở khoa học cho việc trưng bảy Bảo tàng tỉnh Kon Tum, đào tạo cán bộ khảo cổ học trẻ chuẩn bị cho việc thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo của ngành khảo cổ học Việt Nam, quyển sách được biên soạn dưới dạng một chuyên khảo, gồm 5 chương và kết luận, cùng tài liệu tham khảo và phụ lục minh họa với nội dung cơ bản dưới đây:

Chương 1 trình bày địa lý nhân văn và tình hình điều tra, khai quật khảo cổ học vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông. Công trình cho rằng, các di chỉ khảo cổ vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông có mật độ phân bố tập trung cao, liên quan mật thiết với cảnh quan môi trường vùng trùng Kon Tum, nơi hợp lưu hai con sông lớn nhất Bắc Tây Nguyên là Đắk Bla và Krông Pôkô. Đây cũng là nơi cư trú lâu đời của các tộc người Giẻ Triêng, Xơ Đăng và Ba Na nói ngôn ngữ Mon - Khmer, thuộc ngữ hệ Nam Á và của người Gia Rai nói ngôn ngữ Malayo-Polynesien, thuộc ngữ hệ Nam Đảo.

Chương 2 bao gồm kết quả khai quật các di chỉ vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông theo trật tự: vị trí di chỉ, quả trình phát hiện, khai quật; kết quả nghiên cứu về địa tầng, bếp, mộ táng, các hố đất đen, các cụm gồm, các lò luyện sắt; các di vật khai quật được gồm đồ đã, đồ kim loại và đồ gốm, cùng nhận xét sơ bộ về tính chất, niên đại và giả trị lịch sử văn hóa của từng di chỉ.

Chương 3 nghiên cứu tổng hòa các đặc trưng cơ bản về khảo cổ học vùng lòng hồ, niên đại và các giai đoạn phát triển, công trình đưa ra một số nhận định chính sau: Cư dân Tiền - sơ sử ở đây cư trú tập trung trong một số làng cổ dọc hai bờ sông Krông Pôkô, tạo thành các nhóm, mỗi nhóm gồm một vài di tích liền khoảnh, có làng hạt nhân với tầng văn hóa dày, hiện vật phong phú, kiểu làng gốc và các làng vệ tinh xung quanh, nơi tầng văn hóa mỏng, phản ánh lối cư trú không thường xuyên.

Trong mỗi điểm cư trú xuất hiện dấu tích kiến trúc nhà lều, bếp, đôi khi là nơi chế tác công cụ đá, luyện kim loại và để mộ. Bếp ở đây có loại sử dụng đun nấu thức ăn có quy mô nhỏ, bếp của những người làm nghề thủ công quy mô lớn hơn và dấu tích bếp tạm thời qua đêm của những người thợ săn bắt. Nhìn chung, bếp có quy mô nhỏ, có thể số thành viên không nhiều, thời gian cư trú ngắn, kiểu di trú theo mùa.

Cư dân vùng lòng hồ duy trì đồng thời nhiều kiểu táng thức như mộ rải đá cuội, mộ rải gồm, mộ huyệt đất và mộ quan tài gồm (mộ nồi, mộ vò hoặc mộ nồi - vò gồm úp miệng vào nhau, ít mộ chum lớn). Hầu hết các mộ được chôn theo đồ gốm, hiếm gặp chôn theo công cụ và đồ trang sức. Số lượng đồ tùy tảng không nhiều, chưa đủ căn cứ để xác định sự phân hỏa giảu - nghèo, thân phận hoặc nghề nghiệp chủ nhân mộ. Có sự thay đổi táng thức theo thời gian: Vào giai đoạn Đá mới muộn, phổ biến là mộ quan tài gồm (mộ nồi vò úp nhau), mộ rải gồm, sang giai đoạn Kim khí xuất hiện mộ đất, mộ rải đá cuội. Trong hầu hết các mộ không gặp đi cốt người. Mộ ở đây mang ý nghĩa biểu trưng, phản ảnh nhận thức của con người về tự nhiên và xã hội một cách thuần phác.

Công cụ đá ghẻ đèo ở vùng lòng hồ ít về số lượng, đơn điệu về loại hình, gợi lại công cụ kiểu Sơn Vi, Hòa Bình. Rìu, bôn và cuốc có vai mài toàn thân làm từ đá opal, silex và bôn hình răng trâu làm từ đá sét sílex là loại hình công cụ đặc trưng cho lòng hồ, trong khi riu và bồn tử giác, đồ trang sức rất hiểm và chủ yếu ở các lớp muộn. Những viên đá gia trọng, bản mài đá granite, viên cuội nhỏ làm hồn nghiền có vị trí quan trọng trong tổ hợp công cụ đả vùng lòng hồ.

Những chiếc nồi gồm miệng loe, cổ thắt, thân phình, đáy tròn trang trí văn thùng khắp từ thân đến đây; những bát bồng nông lòng, chân cao, miệng vuốt mòng vẽ cong; những chiếc bình miệng loe, cổ cao, vai nở, thân thuôn dần về đây, đây bằng đặc trưng cho giai đoạn sớm. Những chiếc bình vai gãy, trang trí văn in mép vỏ sò, in ấn hình răng sói, hình sóng khuông nhạc, những cây đèn hình con tiện, văn in chẩm, khắc vạch các đoạn thẳng song song hình xương cá, gồm tô màu đen ánh chỉ tiêu biểu cho giai đoạn muộn. Dọi xe sợi hình nấm, hình nón cụt, hình 2 nón cụt úp miệng vào nhau, có lỗ xuyên giữa, cùng những mảnh gốm ghẻ tròn chiếm tỷ lệ đáng kể trong đồ đất nung ở đây.

Những chiếc rìu đồng gót lệch, có họng tra cán ngắn, một cạnh thẳng tạo sống rìu, cạnh kia tạo eo, rồi lưỡi bản rộng, vẽ cong; trên thân có một đường chỉ đúc nổi và lỗ chốt hãm đặc trưng nhất ở đây. Chúng giống hệt mặt âm khắc trong các khuôn đúc rìu tìm thấy lòng hồ và gợi lại kiểu rìu văn hóa Đông Sơn. Khối lượng xi sắt, quặng sắt, các lò luyện, lò rèn sắt khá nhiều, nhưng thành phẩm từ sắt ở đây ít, đa số là dao, liềm, thuồng, mũi dùi. Có thể sản phẩm sắt ở đây được trao đổi trên thị trường Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào và duyên hải Trung Bộ Việt Nam.

Chương 4 tìm hiểu mối quan hệ văn hóa giữa vùng lòng hồ với các vùng khác ở Tây Nguyên, Miền Đông Nam Bộ, miền Trung Bộ và Bắc Bộ Việt Nam cũng như tiền sử Lào, Campuchia và Thải Lan. Các tác giả cho rằng, các di tích vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông có nét gần gũi với văn hóa Biển Hồ (Gia Lai), Tiền Sa Huỳnh và Sa Huỳnh ở vùng duyên hải Trung Bộ, đồng thời có nhiều điểm khác biệt với các di tích ở Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ. Trong diễn trình phát triển, tiền sử Kon Tum có quan hệ chặt chẽ với văn hóa Sơn Vi, Hòa Bình và Đông Sơn Bắc Việt Nam và thời đại Kim khi Thượng Lào. Giá trị lịch sử - văn hóa nổi bật của khảo cổ học lòng hồ Plei Krông là sự hiện diện của nền nông nghiệp dùng cuốc với thành tựu trồng lúa; trung tâm luyện kim đúc đồng, rèn sắt, tham dự vào công việc phân công lao động xã hội, xác lập văn hóa Lung Leng và tạo dựng sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Tiền - sơ sử Miền Trung - Tây Nguyên vào cuối Đá mới và đầu Kim khí.

Chương 5 phác thảo tiến trình phát triển văn hóa vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông qua các giai đoạn Đá cũ, Đá mới và Kim khí với các đặc trưng về kinh tế, tổ chức xã hội và đặc biệt là những thành tựu kỹ thuật của các cộng đồng cư dân nơi đây.

Khảo sát và nghiên cứu cho thấy, những dấu vết thời đại Đá cũ, sơ kỳ Đá mới vùng lòng hồ còn hết sức mở nhạt. Vào thời kỳ này, cư dân hãy còn thưa thớt, chế tác công cụ đá và tre gỗ còn thô sơ, chưa biết đến đồ gồm, săn bắt - hải lượm độc tôn. Từ khoảng năm 4.000 đến năm 2.000 trước Công nguyên, cư dân cổ vùng lòng hồ phát triển tới đỉnh cao kỹ thuật chế tạo riu, bồn đá mài toàn thân, chế tạo và sử dụng phổ biển đồ gồm, thực thi nhiều nghi thức mai tảng, tiến hành săn bắt, hải lượm và trồng lúa, hoa màu ven sông. Sau hai nghìn năm, xuất hiện kỹ thuật luyện kim, chế tạo công cụ đồng, rồi công cụ sắt. Các hoạt động trồng trọt được mở rộng, có thêm lương thực dự trữ; dân số bắt đầu tăng, có sự tập hợp nhiều người dưới sự chỉ đạo chung duy nhất kiểu già làng. Những công cụ bằng sắt gắn với chiếc bễ lò rèn, chiếc khoan tay lõi vòng hạt chuỗi bằng đá nephrit, chiếc bàn xoay đổ gồm, những đồ trang sức được đúc, được rèn từ kim loại, những chiếc thuyền độc mộc, những chiếc xe có bảnh có thể đã ra đời, đánh dấu con người đã bước vào xã hội văn minh.

Tiến trình phát triển văn hoá Tiền - sơ sử Kon Tum về cơ bản là liên tục, luôn luôn giao thoa, tiếp xúc với các vùng đất bên ngoài, nhất là các nền văn minh lớn của Việt Nam như Đông Sơn và Sa Huỳnh, làm cho văn hoá nơi đây phong phú, đa dạng, cởi mở.

Cùng với các di tích khác ở Kon Tum, các di tích vùng lòng hồ Plei Krông là một thành tổ của văn hóa Lung Leng, phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp Sa Thầy và vùng trũng Kon Tum, tồn tại từ Đá mới muộn đến Kim khí. Cư dân văn hóa Lung Leng cư trú ngoài trời, cạnh các sông lớn, gồm các nhóm độc lập, sử dụng phổ biến rìu và cuốc có vai vuông bằng đá silex, opal, cuốc và bôn hình răng trầu bằng đá sét bột kết hoặc silex pha vảy sét; bản mài bằng đá granite, hòn nghiền bằng viên cuội nhỏ; những viên cuội hình bánh xe có đục lỗ giữa, rất hiểm loại rìu bồn tử giác và đồ trang sức; sử dụng phổ biến đồ gồm trong sinh hoạt và trong tang ma (gồm quan tài, gồm tủy táng). Cư dân văn hóa Lung Leng là những người làm nông nghiệp, biết luyện kim, chế tạo công cụ lao động bằng đồng và bằng sắt. Bước vào thời đại Kim khí, Lung Leng là một trung tâm thời đại Kim khí ở Tây Nguyên, giao lưu với văn hóa Đông Sơn trong kỹ thuật chế tạo đồ đồng với cư dân tiền sử Bắc Lào và văn hóa Sa Huỳnh trong chế tạo đồ sắt, đồ gốm và tảng thức mộ chum, mộ nồi vò úp nhau. Chủ nhân văn hóa Lung Leng có thể là kết quả tiếp xúc giữa những người nói ngôn ngữ Mon-Khmer, chi Ba Na ở Kon Tum đến trước và nhóm cư dân Gia Rai Arap nói ngôn ngữ Malayo-Polynesien đến sau, từ cao nguyên Pleiku.

Trong di tồn văn hóa của cư dân vùng lòng hồ cần ghi nhận các dấu vết văn hóa giai đoạn lịch sử như những mảnh gốm Champa, gốm sứ Đại Việt, gốm sứ Trung Hoa, những đồ đồng kiểu Trung Á như chuông, lục lạc, muôi, các đồ trang sức, kể cả “gốm chế" và tẩu thuốc đất nung được làm tại chỗ cùng song song tồn tại. Tuy nhiên, số lượng các di vật này ít, phân bố rời rạc, chưa tạo thành một lớp văn hóa hoàn chỉnh. Công trình ghi nhận đây là những dấu ấn văn hóa muộn nhất trong địa tầng vùng lòng hồ, gợi mở việc nghiên cứu tiếp xúc giao lưu văn hóa trong giai đoạn cận hiện đại.

Tham gia biên soạn các chương mục của công trình như sau: Chương 2: Nguyễn Gia Đối viết mục Kết quả khai quật di chỉ Thôn Năm, di chỉ Đắk Wớt; Lê Hải Đăng viết Kết quả khai quật di chỉ Đắk Pắk, di chỉ Sui Rôi; Phan Thanh Toàn viết Kết quả khai quật di chỉ Đắk Rei, di chỉ Đắk Phá; Nguyễn Trường Đông viết Kết quả khai quật Sa Nhơn và Phạm Thanh Sơn viết Kết quả khai quật di chỉ Đắk Mút; Chương 3: Đặc trưng đồ đá do Nguyễn Trường Đông viết; đặc trưng đồ kim loại do Phan Thanh Toàn viết; đặc trưng mộ táng do Nguyễn Trung Chiến và Phạm Thanh Sơn viết; đặc trưng đồ gồm có sự tham gia của Nguyễn Thị Hảo, Phạm Thanh Sơn, Lê Hải Đăng và Phạm Bảo Trâm; Chương 4, mục V: Với tiền sử các nước Lào, Campuchia và Thái Lan do Nguyễn Gia Đối viết. Các mục còn lại của chương 2, 3 và 4, cùng chương 1, chương 5 và kết luận là do Nguyễn Khắc Sử viết.

Công trình còn sử dụng một phần bảo cáo chuyên đề về ngôn ngữ tộc người của PGS. TS. Đoàn Văn Phúc, về bảo từ phần hoa của TS. Phạm Văn Hải và Th.S. Nguyễn Thị Mai Hương, về thành phần khoáng tương công cụ đồng, sắt của TS. Nguyễn Văn Học và niên đại "C của PGS. TS. Nguyễn Quang Miên.

Các bản ảnh sử dụng trong cuốn sách do Nguyễn Sơn Ka, Hà Mạnh Thắng, Phan Thanh Toàn chụp; bản vẽ chỉ của Nguyễn Khắc Sử, Nguyễn Gia Đối, lên mực bản vẽ do Nguyễn Sơn Ka và Bùi Thanh Hợi. Thể hiện quét các bản đồ, bản vẽ, bản ảnh minh họa cho cuốn sách do Phan Thanh Toàn thực hiện. Ngoài ra, các tác giả còn sử dụng một số bàn về, ảnh của các đồng nghiệp tham gia khai quật, chỉnh lý. Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp đã đóng góp cho quyển sách này.

Tập thể tác giả cuốn sách xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã hết lòng quan tâm chỉ đạo việc thực hiện chương trình nghiên cứu trước đây cũng như việc xuất bản công trình này. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Xuân Dũng, Giám đốc Nhà xuất bản Khoa học xã hội, đã tạo điều kiện thuận lợi để công trình này được xuất bản.

Chúng tôi hy vọng, quyển sách sẽ có ích cho tất cả những ai quan tâm nghiên cứu quá khứ xa xưa nhất của vùng đất Tây Nguyên giàu đẹp trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, đây là công trình chuyên khảo được thực hiện trong dự án khai quật giải phóng lòng hồ bị khống chế về thời gian và không gian, nguồn tài liệu thu được hãy còn thiếu thốn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các đồng nghiệp góp ý.

Hà Nội, ngày 13 tháng 4 năm 2014

NGUYỄN KHẮC SỬ

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram
31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua
17 Tháng 04

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua

Thực phẩm tươi luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?
16 Tháng 04

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao trí tuệ và kiến thức, mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình cảm và mối quan hệ của chúng ta.

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà
14 Tháng 08

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà

Trong quá trình tham gia phỏng vấn nhân sự, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ một chiêu thức hiệu quả giúp ông nhanh chóng nhận ra ứng viên có thái độ thật thà hay chỉ đang nói dối. Với sự sở hữu của nhiều tập đoàn lớn, Elon Musk không xa lạ với quá trình tuyển dụng nhân sự và anh chia sẻ về cách anh tiếp cận trong việc đặt câu hỏi cho các ứng viên.