logo
  • Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á

Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á

Tác giả
Đoàn Lê Giang - Nhật Chiêu - Trần Thị Phương Phương

Số lượt xem : 335

Số lượt download : 78

Ngày upload : 25/02/2024

Ngày cập nhật : 09/05/2024

Tags : Tham khảo Văn Hóa Khoa học xã hội Văn học Văn học Việt Nam Nghiên cứu Tư liệu Văn học nước ngoài Khoa học Ngoại giao Nhật bản

Kích thước : 271.08 MB

Số trang : 778

Văn học Việt Nam và Nhật Bản khởi đi từ những nền văn hóa bản địa, đến đầu Công nguyên bắt đầu quá trình gia nhập khu vực văn hóa Đông Á (còn gọi là khu vực văn hóa chữ Hán) và sau đó trở thành những nền văn học tiêu biểu thuộc hệ hình Đông Á. Trong quá trình ấy văn học Việt Nam và Nhật Bản có những mối liên hệ rất mật thiết; đồng thời cũng có nhiều điểm tương đồng thú vị về tư tưởng và tình cảm; về quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ, thể loại văn học; quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc... Bên cạnh đó văn học mỗi nước lại có những đặc sắc riêng. Những mối liên hệ ấy, những điểm tương đồng và dị biệt ấy sẽ được thấy rõ ràng hơn nếu đặt trong mối quan hệ rộng lớn với các nước khác trong khu vực: Trung Quốc, Hàn Quốc/ Triều Tiên. Việc nghiên cứu so sánh văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á Á k không chỉ có ý nghĩa khoa học mà nó còn góp phần tạo ra sự hiểu biết và cảm thông giữa Việt Nam, Nhật Bản và các nước trong khu vực.

Từ yêu cầu ấy, tháng 12 năm 2011, Khoa Văn học và Ngôn ngữ (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. HCM) với sự tài trợ của Japan Foundation đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế Văn học Việt Nam và Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á (Vietnamese and Japanese Literature Viewed from an East Asian Perspective/日本とベトナム文学 - 東アジアの視点から). Hội thảo đã nhận được hơn 80 tham luận của các nhà nghiên cứu từ những trường đại học, những viện nghiên cứu của Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, lãnh thổ Đài Loan và nhiều nhất là Việt Nam. Những trường đại học và viện nghiên cứu trong nước là Viện Văn học, Viện Hán Nôm và các trường đại học lớn ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, An Giang... Các bài viết đi sâu vào nghiên cứu các tác giả, tác phẩm cổ điển và hiện đại trong mối liên hệ với khu vực Đông Á: Cổ sự ký, Nhật Bản thư kỷ, Truyện Genji, Kim tích vật ngữ, Bách nhân nhật thủ, thơ haiku, tanka, tác phẩm của Shimazaki Toson, Dazai Osamu, Kawabata Yasunari, Oe Kenzaburo, Komatsu Kiyoshi... của Nhật Bản; Thiền uyển tập anh, Nhật Bản kiến văn lục, tác phẩm của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, vấn để Quốc học... của Việt Nam. Nhiều bài đi vào nghiên cứu so sánh thơ haiku với thơ lục bát, thơ senryu với ca dao, tác phẩm Nguyễn Du với Bakin, Fukuzawa Yukichi với Nguyễn Trường Tộ, Akutagawa với Nguyễn Tuân... Có thể nói chưa bao giờ văn học Việt Nam và Nhật Bản được nghiên cứu so sánh tập trung và chuyên sâu như thế.

Từ thành quả đó, Khoa Văn học và Ngôn ngữ đã quyết định tập hợp các bài viết nói trên lại, tuyển chọn thành kỷ yếu. Ban Biên tập có chín người: PGS. Đoàn Lê Giang (ĐH KHXH&NV TP. HCM, Trưởng ban), GS. Chen Yi-yuan (ĐH Cheng-kung, Đài Loan), GS. Karen Thornber (Đại học Harvard, Hoa Kỳ), GS. Kawaguchi Kenichi (ĐH Ngoại ngữ Tokyo), GS. Huỳnh Như Phương, TS. Nguyễn Nam, PGS. Nguyễn Tiến Lực, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, PGS. Trần Thị Phương Phương (ĐH KHXH&NV TP.HCM) và TS. Trần Hải Yến (Viện Văn học). Trong đó PGS. Đoàn Lê Giang, nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, PGS. Trần Thị Phương Phương đã có công xây dụng để tài, tổ chức dịch và biên tập bản thảo. Vì số trang có hạn nên Ban Biên tập chỉ có thể sử dụng được khoảng 2/3 những tham luận gửi đến, đó là những bài sát với chủ để và chất lượng khoa học đạt đến yêu cầu nhất định. Ban Biên tập chủ yếu chỉ làm công việc kỹ thuật và sửa chữa nhỏ, còn nội dung khoa học hoàn toàn do tác giả chịu trách nhiệm.

Tập sách này ra đời, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Quỹ Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation), cơ quan đã tài - trợ cho Hội thảo, đồng thời cũng tài trợ cho việc xuất bản tập sách này. Xin trân trọng cảm ơn Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. HCM và cá nhân ông Tổng Lãnh sự Hida Harumitsu, Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam đã hết lòng ủng hộ cho Hội thảo. Chúng tôi cũng trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM và cá nhân ông Hiệu trưởng: PGS. TS Võ Văn Sen đã giúp cho Hội thảo thành công tốt đẹp. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn đến quý vị giáo sư, các nhà nghiên cứu đã đóng góp tham luận cho tập sách này. Cuối cùng xin cảm ơn Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP. HCM đã hoàn tất những khâu cuối cùng để đưa tập sách này đến tay bạn đọc.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013

Ban Biên tập

Gợi ý cho bạn

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê
23 Tháng 04

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê

Trong thống kê, xác suất là một trong những khái niệm cơ bản để phân tích dữ liệu. Xác suất được định nghĩa là tỷ lệ giữa số trường hợp có thể xảy ra và số trường hợp có thể xảy ra.

Toàn tập về cách sử dụng ssh
30 Tháng 09

Toàn tập về cách sử dụng ssh

SSH là viết tắt của "Secure Shell," đây là một giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối bảo mật giữa hai máy tính và cho phép truy cập từ xa vào máy chủ hoặc thiết bị khác qua mạng

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram
31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà
14 Tháng 08

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà

Trong quá trình tham gia phỏng vấn nhân sự, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ một chiêu thức hiệu quả giúp ông nhanh chóng nhận ra ứng viên có thái độ thật thà hay chỉ đang nói dối. Với sự sở hữu của nhiều tập đoàn lớn, Elon Musk không xa lạ với quá trình tuyển dụng nhân sự và anh chia sẻ về cách anh tiếp cận trong việc đặt câu hỏi cho các ứng viên.

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.