logo
  • Văn Hóa dân gian người Việt ở Nam bộ

Văn Hóa dân gian người Việt ở Nam bộ

Tác giả
Thạch Phương - Hồ Lê - Huỳnh Lứa - Nguyễn Quang Vinh

Số lượt xem : 1663

Số lượt download : 272

Ngày upload : 30/08/2023

Ngày cập nhật : 08/05/2024

Tags : Tham khảo Văn Hóa Văn học Lịch sử Địa lý Tư liệu Tản văn

Kích thước : 135.79 MB

Số trang : 353

Một trong những bí quyết thành công của Cụ Hồ Chí Minh trong việc trọng đại tìm đường cứu nước là Cụ ra đi từ lúc mới 21 tuổi (1911), mang theo bên mình cùng cái vốn Hán học khá lớn, một hành trang quốc học đáng kính; hành trang quốc học đó như chúng ta đều biết, bao gồm phần văn hóa dân gian Việt Nam nói chung, văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh và văn hóa dân gian Phú Xuân nói riêng. Bởi vậy, xa quê hương những 30 năm trời, trái tim Cụ Hồ lúc nào cũng đi thẳng vào lòng của đồng bào. Phải chăng là quá trớn khi tôi cho rằng người có nhiều văn hóa bác học đến mấy cũng không thể là người Việt Nam trọn vẹn, nếu ít vốn hiểu biết văn hóa dân gian; ai vừa thấm nhuần văn hóa bác học vừa thấm nhuần văn hóa dân gian thì dường như dễ vượt khỏi tai họa mất gốc - tai họa một thời phổ biến trong số người Tây học, y như trong số người Nho học trước đó. Ở góc độ quan sát này thì xưa là Nguyễn Du, nay là Hồ Chí Minh có thể được đánh giá như mẫu mực của sự hài hòa.

Cho nên ta gắng sửa mình và “trồng người” theo mẫu Cụ Hồ, trọng thị cả quốc học cổ điển và văn hóa dân gian. Kinh thi chẳng phải là một loại sách tổ của Hán học là gì? Kinh thi chẳng phải là văn hóa dân gian thời Nhị đế tam vương là gì? Văn hóa dân gian đầu phải đồng nghĩa với văn hóa thấp kém? Từ năm bảy trăm năm nay, văn hóa dân gian Việt Nam đã được các thế hệ học giả chú trọng ghi chép, ca tụng, đó là biểu hiện của lòng tự hào dân tộc; cũng là biểu hiện lòng biết ơn các bậc tiền nhân và quần chúng vô danh.

Không một ai phủ nhận sự tồn tại văn hóa dân gian địa phương trong văn hóa dân tộc cả, nhưng hỏi Nam Bộ có văn hóa dân gian đặc sắc hay không, hay là chỉ có văn hóa dân gian người Việt ở miền Nam từ đèo Hải Vân đến mũi Cà Mau, hoặc từ Bình Thuận trở vào, hoặc riêng miền sông nước Cửu Long? Tôi nghĩ rằng quyển sách mà chúng ta đang đọc sẽ trả lời phần lớn câu hỏi đó. Cả vùng Gia Định xưa, vùng Đồng Nai - Cửu Long có một lượng và chất văn hóa dân gian người Việt khá đặc sắc. Có lẽ điều này không có gì phải bàn cãi nữa. Các tác giả của quyển sách đã đặt ra và giải quyết vấn đề văn hóa dân gian Nam Bộ trong khuôn khổ và trong mỗi quan hệ biện chứng với nền văn hóa Việt Nam thống nhất, không hể vì tư tưởng cục bộ, địa phương vốn là điều xa lạ với chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh được thể hiện trong câu nói bất hủ: “Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, thịt của thịt Việt Nam

Trước công trình Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ, từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay cũng đã có không ít quyển sách giới thiệu từng loại hình, từng bộ phận văn hóa dân gian Nam Bộ - miền đất “đi trước, về sau” này. Trong số tác giả đó có cả người Việt và người nước ngoài. Hình như một vật sáng ở bản chất thì thời nào cũng lọt vào mắt của những người có trí tuệ riêng lẻ. Phải đi hái từng bông hoa mới góp nên một đài hoa lớn. Bốn tác giả của tập sách này, trong chừng mực có thể, đã ra sức làm một cái “tổng sổ” của các công trình viết về văn hóa dân gian Nam Bộ có trước đó. Có lẽ đây là cố gắng đầu tiên chăng? Mong là không phải, và mong rằng mọi “tổng số” đều cần được bổ sung đến hoàn chỉnh, để tất cả chúng ta có được một kho vàng. Huống chi sự sáng tạo văn hóa dân gian là việc thường xuyên. Vài chục năm trước, có người cho rằng đời nay khoa học phát triển, học vấn cao, xã hội tiên tiến thì không còn đất đứng cho văn hóa dân gian nữa. Nhưng, văn hóa dân gian vẫn tồn tại và vẫn có sức sống và tính hấp dẫn kỳ diệu của nó. Vậy cái “tổng sổ” ấy vẫn còn đang để ngỏ. Và, tổng số vẫn chưa phải là tổng kết, mà tổng kết thì chưa ai thử làm.

Tôi còn muốn ghi ở đây, công khó của các tác giả đã thực hiện không biết mệt mỏi đi hàng trăm cây số tử vùng đất đỏ miền Đông, đến những sông rạch, bưng chằm và vùng đất đai rộng lớn của đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả tỏ ra là những nhà nghiên cứu khoa học thật sự nghiêm túc. Viết ra sách hay hay dở, thành công hay thất bại là vấn đề khác, nhưng cái ý thức lao động khoa học nghiêm túc như vậy là đáng được tuyên dương. Cho hay việc nghiên cứu văn hóa, nhất là văn hóa dân gian, quả không phải là một ngành nghề nhàn hạ, hễ khỏe thì làm, mệt thì nghỉ, nay chưa xong thì để mai vậy!

Cuốn sách Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ được xuất bản vào lúc đang phát triển một phong trào “Về nguồn” sôi nổi do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trương. Trong lịch sử cách mạng, phong trào “Về nguồn” vốn là một cuộc vận động sinh viên, học sinh được Đảng Cộng sản yểm trợ, nhằm lấy sự tích và nhân vật anh hùng để giáo dục động viên tinh thần yêu nước yêu dẫn, chống Pháp và chống Nhật. Thuở đó ở ngoài Bắc, thanh niên, sinh viên tổ chức viếng Đền Hùng, Đền Hai Bà Trưng, thăm sông Bạch Đăng...; ở trong Nam anh chị em trình diễn trên sân khấu những vở kịch như Đêm Lam Sơn, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh... Bây giờ tuổi trẻ tổ chức đi thăm địa đạo Củ Chi, viếng tượng Bác Hồ, hành hương về nghĩa trang Trường Sơn... Những việc làm ấy phải quá, đúng quá! Đừng quên bài học “Tịch Đàm vong tổ”. Cũng đừng quên rằng quốc sử có anh hùng hữu danh và cả anh hùng vô danh. Văn hóa dân gian có phần quan trọng, quan trọng bậc nhất, là sự nghiệp của nhân dân anh hùng không tên, không tuổi.

Sẽ rất cần thiết và bổ ích, nếu thế hệ ngày nay thỉnh thoảng được nhắc nhở rằng vùng đất Nam Bộ cách đây hơn 300 năm vẫn còn là một vùng sình lầy, rừng rậm hoang vu, đầy cọp, sấu, rắn độc, muỗi mòng. Ngay cả vùng Bà Chiểu, Hóc Môn khoảng trăm năm về trước, đêm đêm cọp kéo về cả đàn, trên bãi sông Bến Nghé, hàng bầy sấu nằm phơi nắng.

Trong quá trình khai hoang, mở đất lập nghiệp mới, ông cha chúng ta đồng thời với vốn liếng tinh thần và văn hóa truyền thống mang theo từ nơi đất cội nguồn, cũng đã sáng tạo nên một nền văn hóa dân gian mang sắc thái địa phương sinh động và độc đáo ở phía Nam. Nội dung cuốn sách đã phản ánh được một phần đáng kể thực tế phong phú, đa dạng đó.

Trong tình hình hiện tại, Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ há chẳng phải là một nẻo “Về nguồn”?

Giáo sư TRẦN VĂN GIÀU

Gợi ý cho bạn

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram
31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Quy luật 37% là gì?
21 Tháng 04

Quy luật 37% là gì?

Thống kê học có nhiều quy luật và hằng số chẳng những rất thú vị mà còn gây ngạc nhiên. Chúng ta đã biết những trị số 0.05 để tuyên bố một khám phá, hay hằng số 1.96 của phân bố chuẩn có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Nhưng có lẽ ít ai biết được quy luật 37%. Đây là một quy luật mới được tái khám phá, nhưng có nhiều ứng dụng trong y khoa, khoa học, tìm nhân viên, thậm chí... tình yêu.

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.