logo
  • Từ điển Phật học Hán Việt

Từ điển Phật học Hán Việt

Tác giả
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Số lượt xem : 1482

Số lượt download : 202

Ngày upload : 04/09/2023

Ngày cập nhật : 10/05/2024

Tags : Tham khảo Tôn giáo Tư liệu Từ điển Phật giáo

Kích thước : 124.70 MB

Số trang : 1572

Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã hai nghìn năm nay. Nhiều từ ngữ Phật giáo đã thấm sâu vào tiếng Việt đến nổi nhiều người không biết đến nguồn gốc của nó nữa như "kiếp", "nhân duyên", "hàng hà sa số"...

Ngay từ buổi đầu du nhập, ở Việt Nam đã dần hình thành những Trung tâm dịch kinh Phật từ các ngôn ngữ Ấn Độ hay Trung Á sang tiếng Hán. Về sau, các nhà sư và tín đồ Phật giáo thường sử dụng Hán Tạng, túc Đại Tạng bằng chủ Hán. Ý nghĩa của các kinh luận đã thâm diệu mà thuật ngữ dịch nghĩa hay phiên âm lại thường biến chuyển qua các bản dịch các đời khác nhau, khiến cho việc hiểu nghĩa thêm khó khăn. Chính vì vậy mà từ rất sớm, ngay ở Trung Quốc, đã xuất hiện các sách "âm nghĩa", tức một loại Từ điển Phật giáo. Càng về sau càng có nhiều loại Từ điển Phật giáo trong các vùng sử dụng Hán Tạng.

Ở Việt Nam, từ thế kỷ XVIII, nhà bác học Lê Quý Đôn đã nhận ra sự cần thiết phải giải thích các từ ngữ Phật giáo. Trong Kiến văn tiểu lục (phần Thiền dật), ông đã kể lại câu chuyện sau:

"Vương Kinh Công (tức Vương An Thạch) nhà Tống, chú giải kinh Kim cương rồi đưa cho một vị sư xem. Vị sư ấy cười và nói: "Những chỗ tướng công nói, tôi không hiểu một câu nào cả". Kinh Công tức giận. Vị sư ấy lại nói: "Như chữ "tam muội" là chữ Phạn, chữ này Trung Quốc dịch nghĩa là "chính định", nay tưởng công chú thích ra hàng trăm lời, mà vẫn trái với ý nghĩa của chữ ấy". Kinh Công bèn đổi lại. Bởi vì, chữ Phạn và chủ Trung Quốc có cách hành văn khác nhau, phải phiên dịch và chú giải mới rõ được nghĩa cốt yếu". Và chính Lê Quý Đôn cũng đã liệt kê một loạt thuật ngữ Phật giáo phiên âm từ tiếng Phạn, cùng với nghĩa của chúng, gần như một từ điển nhỏ.

Ngày nay, nhu cầu tìm hiểu Phật giáo ngày càng lớn, kinh luận và tài liệu Phật giáo được in ấn ngày càng nhiều. Không những tăng ni Phật tử và các nhà Phật học có nhu cầu đọc kinh điển Phật giáo, mà nhiều tầng lớp nhân dân rộng rãi cũng muốn biết sâu hơn giáo lý của đức Thế Tôn. Vì vậy mà việc xuất bản các sách từ điển làm công cụ tra cứu trở nên vô cùng cần thiết. Trước đây, đã có bộ từ điển của Đoàn Trung Còn, và gần đây, có quyển Từ điển Phật học Việt Nam của Hòa thượng Thích Minh Châu và ông Minh Chi. Những sách đó rất bổ ích, nhưng rõ ràng chưa làm thỏa mãn nhu cầu đi sâu tìm hiểu giáo lý Phật giáo của nhiều người.

Vì lẽ đó, Phân viện Nghiên cứu Phật học đã tổ chức biên soạn bộ Từ điển Phật học với dung lượng từ lớn hơn, lấy tên là Từ điển Phật học Hán Việt, vì thuật ngữ ở đây chủ yếu là rút ra từ Hán Tạng. Bộ Từ điển này gồm khoảng 2 vạn từ, chủ yếu dựa vào các mục từ trong bộ Thực dụng Phật học từ điển của Lê Quán Cao và Hà Tủ Bồi, xuất bản ở Thượng Hải, có tham khảo thêm một số từ điển khác.

Bộ phận biên soạn đã cố gắng hết sức, nhưng vì khả năng có hạn, thời gian chuẩn bị lại ngắn, việc hiệu đính cũng khá vội vàng, nên các sai sót chắc chắn là còn nhiều. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng không nên cầu toàn, vì hẳn là sau khi bộ Từ điển ra mắt mọi người, chúng tôi sẽ nhận được từ các bậc tôn túc thông tuệ, các vị thiện tri thức cũng như rộng rãi độc giả, những điều chỉ giáo quý báu nhằm hoàn thiện hơn bộ sách.

Do đó chúng tôi mạnh dạn cho in ấn bộ Từ điển này, để kịp thời chào mừng Đại hội lần thứ Ba Giáo hội Phật giáo Việt Nam, góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp hoằng dương Phật pháp. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý phê bình của quý vị độc giả và xin lượng thứ cho những chỗ làm lỗi.

Hà Nội, tháng Mười, 1992

Tức năm 2536 theo Phật lịch

Giáo sư HÀ VĂN TẤN

Gợi ý cho bạn

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram
31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học
13 Tháng 06

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học

Đọc sách bằng máy đọc sách có nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số lợi ích chính khi sử dụng máy đọc sách...

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?
16 Tháng 04

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao trí tuệ và kiến thức, mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình cảm và mối quan hệ của chúng ta.

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.