logo
  • Thái độ Sĩ Phu Việt Nam thời tiếp xúc Đông - Tây (Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX)

Thái độ Sĩ Phu Việt Nam thời tiếp xúc Đông - Tây (Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX)

Tác giả
Trần Thuận

Số lượt xem : 765

Số lượt download : 124

Ngày upload : 23/08/2023

Ngày cập nhật : 05/05/2024

Tags : Tham khảo Lịch sử Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam

Kích thước : 83.18 MB

Số trang : 309

Công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đang đặt ra những yêu cầu bức xúc đối với mọi tầng lớp nhân dân. I Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ trí thức nước nhà. Chính họ là đội ngũ tiên phong trong việc tiếp thu, sáng tạo những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại áp dụng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đội ngũ trí thức của nước ta trong vài thập kỷ lại đây tăng lên nhiều về số lượng và trưởng thành về nhận thức cũng như về chuyên môn nghiệp vụ. Ngày càng có nhiều nhà khoa học vượt lên và được xếp vào đội ngũ các nhà khoa học có tầm cỡ thế giới. Song, một thực tế cho thấy, hiện tượng “chảy máu chất xám” ở nước ta ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đây là một thách thức không nhỏ đối với nước ta trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc.

Gần đây, học giới bàn nhiều về vấn đề trí thức, một trong những yêu cầu đặt ra là xác định vai trò của người trí thức đối với đời sống xã hội, nhất là chức năng, nhiệm vụ của người trí thức đối với những yêu cầu lịch sử đặt ra đối với dân tộc.

Giới trí thức Việt Nam nghĩ gì trước yêu cầu phát triển của đất nước? Tinh thần dân tộc và ý thức cầu tiến của họ ra sao? Điều kiện cần và đủ để họ phát huy trí lực trong công cuộc xây dựng đất nước? Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng "chảy máu chất xám” ra nước ngoài hay ngay cả trong nước giữa khu vực sản xuất của người Việt Nam và khu vực sản xuất có vốn của người nước ngoài?... là những câu hỏi được đặt ra khá bức xúc, chí ít cũng vài thập kỷ trở lại đây, làm cho các nhà lãnh đạo đất nước cũng như các địa phương phải suy ngẫm.

Đi tìm lời giải cho những vấn đề trên, có thể xuất phát từ nhiều hướng. Chẳng hạn, tìm hiểu về giới trí thức của các nước phương Tây và chính sách của nhà nước các quốc gia này; tìm hiểu tác động của tình hình thế giới ảnh hưởng đến nhận thức và định hướng tâm lý xã hội đối với trí thức nước ta ngày nay,... Nhưng dẫu lựa chọn con đường nào thì cũng không thể không tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của lực lượng trí thức nước ta với những đặc trưng văn hóa dân tộc. Những bài học lịch sử có giá trị thực tế rất cao nếu chúng ta biết vận dụng nó một cách phù hợp.

Đã từng có một thời kỳ, trí thức nước ta đứng trước sự “hội nhập quốc tế" của đất nước. Trong bối cảnh đó, họ đã suy nghĩ và hành động như thế nào? Những đóng góp và trở lực được tạo ra từ nhận thức và ứng xử của tầng lớp sĩ phu đối với dân tộc? Nhà nước phong kiến đương thời đã làm gì để thu hút sự quan tâm, phát huy trí lực của trí thức trước vận mệnh của dân tộc?... Thiết nghĩ, đó là những hiểu biết hết sức cần thiết đối với những nhà hoạch định chiến lược con người cho sự nghiệp phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới.

Xuất phát từ nhận thức trên đây, chúng tôi chọn vấn đề Thái độ của sĩ phu Việt Nam thời tiếp xúc Đông - Tây (Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) để nghiên cứu và hướng đến các mục tiêu cụ thể:

- Làm rõ quy luật khách quan trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân. Đó là tiền đề dẫn đến cuộc tiếp xúc Đông - Tây diễn ra từ thế kỷ XVII.

Nếu bật tình hình chung của các quốc gia phương Đông trước sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây, trong đó có Việt Nam. Trong vấn đề này, nhóm nghiên cứu cố gắng phân tích để thấy rằng, nhà nước phong kiến của các quốc gia phương Đông đã tỏ ra lúng túng, có ít quốc gia linh hoạt thi hành chính sách mở cửa để thoát khỏi tình trạng bị thống trị, hầu hết các quốc gia còn lại trở thành thuộc địa và phụ thuộc của các đế quốc phương Tây.

- Tập trung phân tích thái độ của sĩ phu Việt Nam trước sự tiếp xúc phương Tây ở hai giai đoạn: giai đoạn trước 1858 và giai đoạn từ 1858 đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ở nội dung này, tên cơ sở tìm hiểu chính sách của nhà nước Việt Nam trong quá tình tiếp xúc Đông - Tây, trước sự xâm nhập của chủ nghĩa từ bản phương Tây, các tác giả đi từ sự phân tích diễn biến tư tưởng và hành động của các sĩ phu tiêu biểu để từ đó khái quát và rút ra những đặc điểm cơ bản về thái độ của sĩ phu Việt Nam ở từng giai đoạn lịch sử. Đặc biệt, ở giai đoạn sau, chúng tôi tập trung làm rõ sự phân hóa trong nhận thức tư tưởng của sĩ phu Việt Nam thành nhiều xu hướng: bảo thủ, tiếp cận dè dặt, một bộ phận đã có chuyên biến mạnh mẽ trong nhận thức tư tưởng... dẫn đến những cuộc vận động cải cách theo nhiều khuynh hướng khác nhau.

- Cuối cùng là việc xác định và phân tích những đóng góp cũng như hạn chế lớn nhất của sĩ phu Việt Nam thời kỳ này. Từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm đối với trí thức Việt Nam ngày nay trong việc góp phần đề ra những quyết sách hợp lý, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Nghiên cứu thái độ của sĩ phu thời tiếp xúc Đông - Tây (từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX) chúng tôi không có tham vọng và cũng không thể nghiên cứu từng cá nhân và tất cả sĩ phu trong xã hội mà chỉ nghiên cứu về các sĩ phu tiêu biểu cho từng giai đoạn, mà chủ yếu là sĩ phu lớp trên gắn với những bước thăng trầm của thời cuộc, trên cơ sở đó khái quát, nêu lên những đặc điểm của sĩ phu nước ta ở mỗi giai đoạn lịch sử và có những nhận xét đánh giá thành tựu cũng như hạn chế của họ đối với lịch sử nước nhà.

Thực ra đây không phải là một đề tài mới mẻ mà vấn đề này đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của các học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với nhiều công trình có giá trị; từ những công trình do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Quốc triều chính biên toát yếu, Đại Nam nhất thống chí, Minh Mệnh chính yếu, Khâm định Việt sử thống giám cương mục,.. cho đến những công trình chuyên khảo hay những bài viết đăng trên các tạp chí khoa học... phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, những nội dung liên quan đến tầng lớp sĩ phu Việt Nam trước sự tiếp xúc Đông - Tây. Nhất là những năm gần đây, các cơ quan, ban ngành ở trung ương phối hợp với các địa phương tổ chức nhiều hội thảo khoa học về các vấn đề liên quan; nhiều công trình thông sử được nghiên cứu và xuất bản trong vài thập niên gần đây với quan điểm sử học có phần mới mẻ, phản ánh nhiều thành tựu của Sử học nước nhà, trong đó đều dành một phần phản ánh khá rõ tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa,.. nước ta từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX, đồng thời đề cập đến cuộc tiếp xúc Đông - Tây và sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản phương Tây vào nước ta,... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu cụ thể về thái độ của sĩ phu Việt Nam thời kỳ này.

Vì vậy, trên cơ sở kế thừa những gì có được của những người đi trước, nhóm nghiên cứu mong muốn hệ thống hóa những thông tin có được để khắc họa hình ảnh của tầng lớp sĩ phu nước ta trong gần ba thế kỷ đầy biến động, qua đó rút ra những đặc điểm và kết luận, ngõ hầu đề xuất những giải pháp cần thiết cho việc hoạch định chiến lược con người của Đảng trong thời kỳ đổi mới đất nước mà nhiệm vụ trọng tâm là Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, trong đó người trí thức có vai trò cực kỳ quan trọng. Hy vọng cuốn sách này sẽ cung cấp cơ sở sử liệu có tính hệ thống về quá trình tiếp xúc Đông - Tây trong thời kỳ từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX và thái độ của các sĩ phu nước ta trước bối cảnh lịch sử đó. Từ góc độ nghiên cứu vấn đề trí thức trước thời cuộc và vai trò, sứ mệnh của họ đối với vận mệnh dân tộc, cuốn sách góp phần nâng cao nhận thức của xã hội nói chung, của lãnh đạo các cấp đối với tầng lớp trí thức trong xã hội, từ đó có định hướng đúng đắn trong việc hoạch định chiến lược con người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chúng tôi cũng mong rằng, cuốn sách sẽ là một tài liệu dùng cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu ở một số trường đại học, cao đẳng có ngành học liên quan và phục vụ đắc lực cho việc nghiên cứu đối với những ai quan tâm đến vấn đề trí thức Việt Nam.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song cuốn sách cũng khó tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những ý kiến quý báu từ các bậc thức giả và quý bạn đọc gần xa, giúp cho cuốn sách ngày càng tốt hơn.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2014

Các tác giả

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ
20 Tháng 07

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ

Chào mừng bạn đến với blog của chúng tôi! Hôm nay, chúng tôi có cơ hội đặc biệt để nghe những lời khuyên quý báu từ một CEO thành công với kinh nghiệm dày dặn về quản lý thời gian và thành công trong sự nghiệp. Hãy cùng tôi trải nghiệm những cách hiệu quả giúp bạn trẻ tận dụng thời gian một cách thông minh và đạt được hiệu suất cao trong cuộc sống.

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học
13 Tháng 06

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học

Đọc sách bằng máy đọc sách có nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số lợi ích chính khi sử dụng máy đọc sách...

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua
17 Tháng 04

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua

Thực phẩm tươi luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà
14 Tháng 08

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà

Trong quá trình tham gia phỏng vấn nhân sự, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ một chiêu thức hiệu quả giúp ông nhanh chóng nhận ra ứng viên có thái độ thật thà hay chỉ đang nói dối. Với sự sở hữu của nhiều tập đoàn lớn, Elon Musk không xa lạ với quá trình tuyển dụng nhân sự và anh chia sẻ về cách anh tiếp cận trong việc đặt câu hỏi cho các ứng viên.

Quy luật 37% là gì?
21 Tháng 04

Quy luật 37% là gì?

Thống kê học có nhiều quy luật và hằng số chẳng những rất thú vị mà còn gây ngạc nhiên. Chúng ta đã biết những trị số 0.05 để tuyên bố một khám phá, hay hằng số 1.96 của phân bố chuẩn có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Nhưng có lẽ ít ai biết được quy luật 37%. Đây là một quy luật mới được tái khám phá, nhưng có nhiều ứng dụng trong y khoa, khoa học, tìm nhân viên, thậm chí... tình yêu.