logo
  • Ngôn ngữ học xã hội

Ngôn ngữ học xã hội

Tác giả
Nguyễn Văn Khang

Số lượt xem : 1722

Số lượt download : 320

Ngày upload : 10/10/2023

Ngày cập nhật : 06/05/2024

Tags : Khoa học xã hội Xã hội Đại cương Nghiên cứu

Kích thước : 13.51 MB

Số trang : 550

1. Kể từ khi cuốn sách Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản được Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản lần đầu vào năm 1999 đến nay đã 13 năm. Cuốn Ngôn ngữ học xã hội này được coi là sự tiếp nổi, hoàn chỉnh cả về mặt lí thuyết và thực tế ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam.

2. Sách gồm 20 chương, tương ứng với 5 phần như sau:

Phần thứ nhất là Những vấn đề chung với 4 chương (từ chương 1 đến chương 4) gồm những nội dung kiến thức chung nhất về ngôn ngữ học xã hội như bối cảnh ra đời, mục dích, nhiệm vụ của ngôn ngữ học xã hội, các hướng và những nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội ở hai bình diện ngôn ngữ học xã hội vĩ mô và ngôn ngữ học xã hội vi mỏ; làm rõ các khái niệm mang tính then chốt là cơ sở cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội như: biến thể, biến, cộng đồng ngôn ngữ, mạng xã hội, cảnh huống ngôn ngữ, thái độ ngôn ngữ.

Phần thứ hai là Đa ngữ xã hội với 3 chương (từ chương 5 đến chương 7) gồm những kiến thức về xã hội đa ngữ, người đa ngữ với tiếng mẹ đẻ, trạng thái đa ngữ, da thể ngữ, da ngữ bình đẳng, đa ngữ bất bình đẳng. Tập trung vào khảo sát trạng thái đa ngữ xã hội, các chương trong phần này chú trọng tới sự tiếp xúc, tương tác giữa các ngôn ngữ trong xã hội đa ngữ với hệ quả mà nó mang đến như giao thoa, vay mượn, hiện tương lai tạp ngôn ngữ (pidgin và creole).

Phần thứ ba là Phương ngữ xã hội với 6 chương (từ chương 8 đến chương 13) gồm những kiến thức phương ngữ xã hội như mối quan hệ giữa phương ngữ và ngôn ngữ, khái niệm phương ngữ xã hội và các nội dung chuyên sâu của một số phương ngữ xã hội như: mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới để tạo nên phương ngữ giới; mối quan hệ giữa ngón ngữ và chính trị để tạo nên phương ngữ chính trị; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tôn giáo để tạo nên phương ngữ tôn giáo; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và đô thị để tạo nên phương ngữ đô thị; mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các nhóm xã hội đặc thù để tạo nên tiếng lòng và ngôn ngữ mạng của các cư dân mạng trong thời đại bùng nổ internet.

Phần thứ tư là Giao tiếp tương tác ngôn ngữ học xã hội với 3 chương (từ chương 14 đến chương 16) gồm những nội dung kiến thức về giao tiếp ngôn ngữ như khái niệm giao tiếp tương tác ngôn ngữ học xã hội, tính xã hội của lời nói, quá trình xã hội hoá ngôn ngữ của con người từ năng lực ngôn ngữ đến năng lực giao tiếp, sự kiện giao tiếp.... Xoay quanh một tư tưởng cốt yếu của giao tiếp tương tác ngôn ngữ học xã hội là sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp với các chiến lược giao tiếp nhu chuyến mã, tron mă, lịch sử

Phần thứ năm là Chính sách ngôn ngữ với 4 chương (từ chương 17 đến chương 20) gồm những kiến thức cơ bản về sinh thái ngôn ngữ, chính sách ngôn ngữ, kế hoạch hoà ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ. Sinh thái ngôn ngữ là một nội dung dang được quan tâm trong mối quan hệ với môi trường sinh thái toàn cầu nói chung ở hai nội dung tưởng như ngược nhau nhưng lại cùng tồn tại và gắn bó với nhau đó là "đa dạng" và “bản sắc”. Từ đó, những nội dung của chính sách ngôn ngữ, kế hoạch hoá ngôn ngữ và lập pháp ngôn ngữ được đặt ra xem xét.

3. Không dừng lại ở các nội dung lí thuyết, mỗi nội dung khoa học đều được chúng tôi cố gắng nhìn nhận, gắn với đời sống thực tế của các ngôn ngữ cụ thể, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Việt Nam như tiếng Việt - chữ Việt, tiếng nói - chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Chủ trọng tới sự tương tác giữa xã hội với ngôn ngữ, vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học xã hội, cuốn sách muốn hưởng đến một bức tranh toàn cảnh về tình hình ngôn ngữ ở Việt Nam gần với thực tiễn của xã hội Việt Nam cũng như với tập tục, thói quen văn hoá ứng xử của người Việt. Nói đến ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam không thể không nhắc đến bình diện ngôn ngữ học xã hội vĩ mô, đó là chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ, bao gồm chủ trương, đường lối và các biện pháp thực thi để bảo vệ, phát triển, hiện đại hoá tiếng Việt và bảo tồn, phát huy các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

4. Hoàn thành cuốn sách này, chúng tôi không thể không nhắc đến Phòng Ngôn ngữ học xã hội của Viện Ngôn ngữ học - Trung tâm nghiên cứu đầu tiên và duy nhất cho đến nay về ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam với người Trưởng phòng đầu tiên từ năm1984 - 1988 là CS Hoàng Tuệ (Viện trưởng kiêm chức), tiếp đó, từ 1988 - 1995 là GSTS. Nguyễn Như Ý (Phó Viện trưởng kiêm chức ), từ 1995 - 2008 là GS. TS. Nguyễn Văn Khang, từ cuối 2008 - cuối 2010 là TS. Nguyễn Thị Thanh Bình và hiện nay là GS. TS. Nguyễn Văn Khang (Phó Viện trưởng kiêm chức). Các nhà ngôn ngữ học xã hội như PGS. TS. Vũ Thị Thanh Lương, TS. Phạm Tất Thắng, TS. Mai Xin Huy, TS. Bùi Thị Minh Y, .. TS. Nguyễn Thị Thanh Bình đã gắn bó, trưởng thành cả về khoa học và quản lí từ chính phòng nghiên cứu này. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới họ vì đã cộng tác, giúp đỡ, động viên tôi trong nghiên cứu và chung tay xây dựng Phòng Ngôn ngữ học xã hội.

Chúng tôi cũng không thể không nhắc đến các thế hệ sinh viên, học viên cao học. nghiên cứu sinh ở nhiều trường đại học mà tôi có dịp giảng dạy môn học ngôn ngữ học xã hội cho họ, trong đó, có một số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh do tôi hướng dẫn đã bảo về thành công hoặc đang thực hiện khoá luận, luận văn, luận án về / liên quan đến ngôn ngữ học xã hội. Đó chính là nơi "phản biện kiến thức ngôn ngữ học xã hội của tôi. giúp tôi không ngừng bổ túc kiến thức, nâng cao trình độ. Tôi xin bày tỏ niềm tin yêu và lòng biết ơn tới họ. Nhắc đến dãy, tôi không thể không nói đến Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội. nơi đã đưa chuyên để ngôn ngữ học xã hội vào chương trình giảng dạy cao học từ năm 1996, là môn học cho sinh viên từ năm 2000 và tôi là người trực tiếp giảng dạy. Là một giảng viên kiêm nhiệm của Trưởng, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn trân trọng nhất.

5. Ra đời ở thời kì hậu cấu trúc luận với tham vọng "bù lập" những khoảng trong mà ngôn ngữ học cấu trúc không lấp được. ngôn ngữ học xã hội đã đặt ra nhiều nhiệm vụ, tham gia vào nghiên cứu các bình diện của ngôn ngữ, đến nỗi gây cảm giác ngôn ngữ học xã hội như một một công trường ngôn ngữ học. Vì thế, cuốn sách này chỉ trình bày những nội dung dịch thực, đã được thừa nhận là của ngôn ngữ học xã hội. Và, cũng chính vì thế, cuốn sách không tránh khỏi sai sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý chân tình của quý bạn đọc.

Chúng tôi chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã cho ấn hành cuốn sách này.

Tác giả GS.TS. Nguyễn Văn Khang

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử
13 Tháng 01

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, cùng với sự thuận tiện này là nguy cơ gặp phải các trường hợp gian lận trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử

Toàn tập về cách sử dụng ssh
30 Tháng 09

Toàn tập về cách sử dụng ssh

SSH là viết tắt của "Secure Shell," đây là một giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối bảo mật giữa hai máy tính và cho phép truy cập từ xa vào máy chủ hoặc thiết bị khác qua mạng

Các loại ớt cay nhất thế giới
01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê
23 Tháng 04

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê

Trong thống kê, xác suất là một trong những khái niệm cơ bản để phân tích dữ liệu. Xác suất được định nghĩa là tỷ lệ giữa số trường hợp có thể xảy ra và số trường hợp có thể xảy ra.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới