logo
  • Âm nhạc người Tà Ôi - Pakô ở Thừa Thiên Huế

Âm nhạc người Tà Ôi - Pakô ở Thừa Thiên Huế

Tác giả
Dương Bích Hà

Số lượt xem : 445

Số lượt download : 36

Ngày upload : 20/04/2023

Ngày cập nhật : 06/05/2024

Tags : Văn Hóa Nghệ thuật Nghiên cứu Âm nhạc Thừa Thiên Huế

Kích thước : 79.29 MB

Số trang : 419

Ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, với môi trường thiên nhiên, địa lý đa dạng, hội tụ đầy đủ cả đồi, núi, đồng bằng, đầm, gò, phá v.v... là điều kiện cho con người có cuộc sống xen cư, cộng cư đầy màu sắc.

Nằm trên dải đất hẹp của miền Trung, mảnh đất Thừa Thiên Huế tuy không được thiên nhiên ưu đãi như hai miền Nam Bắc, nhưng bù lại, lại có vị thế hữu tình, trên 100 năm là kinh đô của cả nước, là trung tâm chính trị, văn hóa...là mảnh đất đã sản sinh ra nhiều danh nhân văn hóa - Những giá trị văn hóa là niềm tự hào của cả dân tộc, xứng đáng là Di sản văn hóa của nhân loại!

Được mệnh danh là vùng đất của Thi ca - Nhạc họa, văn hóa Huế, nhất là âm nhạc, có sự hòa quyện giữa nền âm nhạc cội nguồn - cái nôi của văn hóa Đại Việt, và âm nhạc Chămpa - văn hóa bản địa, vì vậy, vừa mang những nét chung của âm nhạc truyền thống Việt Nam, lại vừa có những nét riêng biệt, tạo nên màu sắc khó lẫn. Đặc biệt, như đã đề cập ở trên, nằm ở vùng đất hẹp, Thừa Thiên Huế vừa giáp biển, vừa giáp núi (có đường biên giới giáp Lào). Ngoài vùng đồng bằng - đa phần là tộc người Kinh, thì ở miền núi còn có nhiều tộc người thiểu số sinh sống, các tộc người này cũng có nền văn hóa riêng, góp phần làm phong phú, đa dạng cho lĩnh vực văn hóa của Thừa Thiên Huế. Trong quá trình lịch sử, do cuộc sống du canh du cư, giao thoa qua lại lẫn nhau giữa các vùng miền, nên hiện nay, chỉ còn lại 3 tộc ít người đang sinh sống là người Tà Ôi. Cơ Tu và Vân Kiều (Chúng tôi sẽ đề cập kỹ ở phần sau). Khó có thể xác định được tộc người nào là cư dân cư trú lâu đời nhất trên mảnh đất này, nhưng căn cứ số lượng dân cư thì đông và tập trung nhất là tộc người Tà Ôi, họ là cư dân của huyện A Lưới, còn tộc người Cơ Tu, thì vẫn tập trung ở các huyện Hiền, Giằng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và các tộc Vân Kiều, thì chủ yếu là ở huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị. Địa vực cư trú của các tộc người này tuy kéo dài qua một số tỉnh lân cận, nhưng, trong lĩnh vực văn hóa thì biên giới, địa giới hành chính tỉnh, huyện có cùng một địa hình như ở đây ít khi tạo thành đường biên văn hóa, đường biên tộc người.Thậm chí, trong một cái nhìn rộng hơn, GS.Trần Quốc Vượng còn nhận xét “Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây, trước đây và hiện nay - là một vùng văn hóa sinh thái nhân văn”. Vì vậy, khảo sát văn hóa nghệ thuật của một tộc người ở Thừa Thiên Huế, nơi có cả ba tộc người cùng nhóm ngôn ngữ đang sinh sống dưới hình thức cận cư và kể cả xen cư, thì tốt nhất là tiếp cận đồng bộ với cả ba, trước khi “lọc” ra những nét dị biệt của mỗi tộc người. Chúng tôi cũng còn biết văn hóa nghệ thuật của họ có rất nhiều điểm tương đồng khó phân biệt, nhất là giữa người Tà Ôi và Cơ Tu. Tuy nhiên muốn khảo sát một cách toàn diện cả ba tộc người thì chí ít cũng phải mở rộng địa bàn điền dã từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Quảng Trị, mà điều này với chúng tôi là “bất cập"! Vì thế, đành phải lựa chọn trên cơ sở tộc người có dân số đông nhất tập trung nhất, tiêu biểu nhất cho tộc ít người ở miền núi Thừa Thiên Huế, là tộc người Tà Ôi.

Chúng tôi đã đi thực tế điền dã ở các xã thuộc huyện A Lưới, huyện Nam Đông để sưu tầm và nghiên cứu, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng thu thập được một số tư liệu, thông tin, gặp được các cụ nghệ nhân... nhận thấy các bài bản về âm nhạc dân gian ở ây đang có nguy cơ bị mai một vì chưa có biện pháp cụ thể để sưu tầm và nghiên cứu chuyên sâu cho vùng đất này... bởi vậy, để góp một phần nhỏ trong việc giữ gìn vốn cổ theo chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn vừa bổ sung kiến thức chuyên môn, vừa đóng góp phần nhỏ trong việc giữ gìn và phát triển vốn cổ của nước nhà.

Trong công trình này, chúng tôi cũng chưa có khả năng giới thiệu hết các hình thái diễn xướng dân gian, cũng như chưa thể, chưa dám vội vàng xác định, nêu dẫn những nét đặc trưng cá biệt từ những phương tiện biểu hiện âm nhạc của người Tà Ôi, để phân biệt với truyền thống âm nhạc của người Cơ Tu, Vân Kiều, cũng như các tộc người khác đang cư trú ở những khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên.v....

Vì thế công trình này chỉ tập trung nghiên cứu, mô tả, giới thiệu các điệu hát, các nhạc cụ, múa và âm nhạc trong múa của người Tà Ôi...

Tộc người Tà Ôi có địa vực cư trú rộng và dân số đông nhất trong ba tộc ít người ở miền núi Thừa Thiên Huế. Họ còn bảo lưu, duy trì được những yếu tố văn hóa đặc sắc của tộc người, tiêu biểu cho nền văn hóa bản địa cổ đại ở vùng lục địa Đông Nam Á. Do nền văn hóa này chỉ tồn tại dưới dạng phi vật thể, vì thế do tác động của những đổi mới trong kinh tế, xã hội ở thế kỷ 21, các hình thái văn hóa phi vật thể của tộc người này càng ngày càng có nguy cơ mai một. Công trình khảo cứu âm nhạc học về người Tà Ôi hầu như chưa có, vì vậy các làn điệu dân ca dân nhạc còn lưu giữ trong trí nhớ của một số ít người già, hoàn toàn chưa được ký âm thành văn bản.

Trên giác độ tiêu chí khảo cứu âm nhạc dân tộc học, công trình khảo sát tổng thể dân ca, dân nhạc, dân vũ của tộc người Tà Ôi, giới thiệu các thể loại âm nhạc dân gian với đặc tính nguyên hợp tồn tại trong các hình thái văn hóa của một tộc người. Đồng thời, xác định đặc điểm, đặc trưng của âm nhạc người Tà Ôi trong bối cảnh chung của nền âm nhạc các tộc ít người khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên. Công trình có tên là: Âm nhạc dân gian người Tà Ôi - Pa Kô ở Thừa Thiên Huế.

Khảo cứu về âm nhạc của người Tà Ôi (kể cả Cơ Tu và Vân Kiều) ở Thừa Thiên Huế, trước đây, chỉ có một số tác giả đã đề cập đến trong các bài viết, khảo cứu về văn hóa dân gian, dân tộc học, âm nhạc của mình như Trần Hoàng với bài viết Đôi nét về ca múa nhạc dân gian của người Cơ Tu và người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế (Tạp chí văn hóa dân gian. 1994); Bảo Chân với bài viết: Antoon - đàn gỗ độc đáo của người Tà Ôi (Báo Lao động số 5.11.1995); Dương Bích Hà: Âm nhạc trong lễ cầu mùa của người Tà Ôi ở Thừa Thiên Huế (Văn hóa Nghệ thuật số 8.2000); sách Dư âm tình rừng của nhạc sỹ Minh Phương do Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế và nhà xuất bản Thuận Hóa xuất bản năm 2000...

Công trình này nhằm kịp thời sưu tầm, khảo cứu, giới thiệu các giá trị trong âm nhạc của người Tà Ôi, mà những giá trị này là một thành tố góp phần tạo nên bản sắc chung của nền âm nhạc dân tộc - một vấn đề cấp thiết, bức bách trong thời đại hòa nhập văn hóa này.

Hy vọng đóng góp thêm một số tư liệu về mảng âm nhạc dân gian của Thừa Thiên Huế, góp phần bảo tồn và phát triển âm nhạc dân gian các tộc ít người miền núi Thừa Thiên Huế, cũng như giới thiệu với các vùng miền khác của dân tộc Việt Nam...

 

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ
20 Tháng 07

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ

Chào mừng bạn đến với blog của chúng tôi! Hôm nay, chúng tôi có cơ hội đặc biệt để nghe những lời khuyên quý báu từ một CEO thành công với kinh nghiệm dày dặn về quản lý thời gian và thành công trong sự nghiệp. Hãy cùng tôi trải nghiệm những cách hiệu quả giúp bạn trẻ tận dụng thời gian một cách thông minh và đạt được hiệu suất cao trong cuộc sống.

Toàn tập về cách sử dụng ssh
30 Tháng 09

Toàn tập về cách sử dụng ssh

SSH là viết tắt của "Secure Shell," đây là một giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối bảo mật giữa hai máy tính và cho phép truy cập từ xa vào máy chủ hoặc thiết bị khác qua mạng

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà
14 Tháng 08

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà

Trong quá trình tham gia phỏng vấn nhân sự, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ một chiêu thức hiệu quả giúp ông nhanh chóng nhận ra ứng viên có thái độ thật thà hay chỉ đang nói dối. Với sự sở hữu của nhiều tập đoàn lớn, Elon Musk không xa lạ với quá trình tuyển dụng nhân sự và anh chia sẻ về cách anh tiếp cận trong việc đặt câu hỏi cho các ứng viên.

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.