logo
  • Về thi hành pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

Về thi hành pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007

Tác giả
Nguyễn Văn Hiển(chủ biên)

Số lượt xem : 112

Số lượt download : 6

Ngày upload : 21/02/2024

Ngày cập nhật : 04/05/2024

Tags : Chính trị Nhà Nước Tham khảo Xã hội Đời sống Chính sách

Kích thước : 113.34 MB

Số trang : 412

Dân chủ là một thuộc tính của Nhà nước ta đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Việt Nam. Nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở cơ sở, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của Nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội, tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng chính quyền và các đoàn thể ở cấp xã trong sạch, vững mạnh, ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị (khoá VIII) đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và hoàn thiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây vừa là kết quả tất yếu của quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện dân chủ, vừa là bước đột phá để phát huy dân chủ ở cơ sở. Cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, ngay trong năm 1998, Chính phủ đã ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (ban hành kèm theo Nghị định số 29/1998/NĐ-CP ngày 11-5-1998, sau được sửa đổi bằng Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07-7-2003). Việc ra đời của Quy chế đã có những tác động tích cực nhất định trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội ở cơ sở, qua đó góp phần quan trọng vào việc xây dựng chính quyền ở cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; góp phần giảm bớt tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền.

Kế thừa và phát huy các kết quả đã đạt được, ngày 20-4-2007, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11. Để cụ thể hóa các quy định của Pháp lệnh, Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17-4-2008 hướng dẫn thi hành các điều 11, 14, 16, 22, 26 của Pháp lệnh. Các văn bản này đã quy định những nội dung cần được giải trình trước dân; những nội dung cần được dân thảo luận và quyết định; những nội dung cần lấy ý kiến của dân trước khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung phải được dân giám sát; trách nhiệm của chính phủ, cán bộ và công chức ở cấp xã; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những người có liên quan trong quá trình thi hành dân chủ ở cấp xã. Có thể nhận xét rằng, so với các văn bản trước, nội dung quy định tại

Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã có bước phát triển mới như quy định rõ ràng và chi tiết hơn về cách thức hay phương thức thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn cùng những quy định về trách nhiệm của các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực thi các quy định của pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Bên cạnh đó, các quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn còn được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật cụ thể. Với các cơ sở pháp lý đó, việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong thời gian qua đã góp phần thông tin công khai, kịp thời về chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản của cơ quan cấp trên, về tình hình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương,... Các hình thức thông báo công khai cho dân biết đã được chính quyền cơ sở ở các địa phương vận dụng sáng tạo, với nhiều hình thức rất phong phú, đồng thời, thu hút nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, giám sát hoạt động của chính quyền, góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quản lý nhà nước ở cơ sở. Chính quyền cấp xã bước đầu được kiện toàn, lề lối, phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ cơ sở đã có nhiều thay đổi theo hướng gần dân và phục vụ nhân dân tốt hơn...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thi hành pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn trong thời gian qua còn nhiều tồn tại cần khắc phục cả về mặt thể chế và thực thi pháp luật. Ví dụ như pháp luật chưa quy định thật cụ thể và đầy đủ về trách nhiệm, cơ chế pháp lý cũng như những điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động giám sát của nhân dân; cơ chế giải trình và trách nhiệm giải trình của các cấp chính quyền còn nhiều bất cập; việc tổ chức thi hành pháp luật về thực hiện dân chủ ở cấp xã, cũng đang bộc lộ những hạn chế nhất định; do mặt bằng dân trí còn khác nhau, sự hiểu biết về dân chủ và pháp luật còn chưa đầy đủ; tư tưởng cục bộ, bè cánh, dòng họ còn khá nặng nề; năng lực giám sát của nhân dân còn hạn chế nên nhiều người dân còn thờ ơ với việc thực hiện dân chủ, hoặc chỉ quan tâm tới quyền lợi mà xem nhẹ trách nhiệm, nghĩa vụ; tình hình khiếu kiện của công dân ở một số địa phương có diễn biến phức tạp, việc giải quyết những bức xúc, đơn thư khiếu nại của công dân còn chậm, có vụ việc còn để kéo dài, gây tâm trạng, tư tưởng tiêu cực trong một bộ phận nhân dân, ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của nhân dân đôi với cấp ủy, chính quyền...

Với chức năng, nhiệm vụ được giao cho ngành Tư pháp (về xây dựng, thi hành pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, theo dõi thi hành pháp luật) và xuất phát từ những tồn tại, hạn chế trong việc tổ chức triển khai Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn như đã nêu ở trên, từ tháng 3-2011 đến tháng 3-2013 Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp) đã thực hiện Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”. Dự án được triển khai trên địa bàn 09 tỉnh/thành phố đại diện cho các vùng, miền (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Đắk Lắk, Ninh Thuận) với 32 buổi Tọa đàm tại Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và 09 Hội thảo cấp tỉnh/thành phố. Bên cạnh đó, Dự án cũng thu thập được tổng cộng 2.827 phiếu khảo sát (hỏi trực tiếp); 32 mẫu cung cấp số liệu của các xã, phường, thị trấn và một số Báo cáo của các cơ quan trung ương (Bộ Nội vụ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam). Ngoài các địa bàn được khảo sát trực tiếp, Dự án cũng thu thập thông tin về quá trình thực hiện Pháp lệnh này tại một số địa phương khác (Lào Cai, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Tiền Giang...). Kết quả của Dự án là cơ sở quan trọng phục vụ trực tiếp cho việc hoàn thiện thể chế pháp lý và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn nói riêng, khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính quyền cơ sở nói chung. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt trong điều kiện Hiến pháp năm 2013 đã có hiệu lực từ ngày 01-01-2014 và được triển khai thi hành.

Hà Nội, tháng 01 năm 2014

Gợi ý cho bạn

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?
16 Tháng 04

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao trí tuệ và kiến thức, mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình cảm và mối quan hệ của chúng ta.

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram
31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học
13 Tháng 06

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học

Đọc sách bằng máy đọc sách có nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số lợi ích chính khi sử dụng máy đọc sách...

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu
09 Tháng 06

Bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu

Chạy bộ là một hình thức tập luyện đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để cải thiện sức khỏe và tăng cường thể lực. Đối với người mới bắt đầu, bước đầu tiên là quan trọng nhất và đòi hỏi một sự chuẩn bị cẩn thận để tránh chấn thương và duy trì động lực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu.