Tập 1 này tập trung xoáy vào ngôn ngữ C#, phần căn bản nhất. Tập II nâng cao hơn, sẽ chỉ cho bạn cách viết các chương trình .NET trên các ứng dụng Windows và Web cũng như cách sử dụng C# với .NET Common Language Runtime. Đọc xong hai tập này, về mặt cơ bản bạn đã nắm vững phần nào ngôn ngữ Visual C#.
Chương 1: Visual C# và .NET Framework dẫn nhập bạn vào ngôn ngữ C# và sản diễn NET (NET platform).
Chương 2: Bắt đầu từ đây ta tiến lên! "Xin Chào Bà Con!" cho thấy một chương trình đơn giản cung cấp một "bệ phóng" cho những gì sẽ tiếp diễn về sau, đồng thời dẫn nhập bạn vào Visual Studio .NET IDE và một số khái niệm về ngôn ngữ C#.
Chương 3: Sử dụng Debugger thế nào ?. Chương này chỉ cho bạn cách sử dụng bộ gỡ rối lỗi và sửa sai trong khi bạn viết chương trình. Bạn sẽ thường xuyên tham khảo chương này trong suốt cuộc đời lập trình viên của bạn.
Chương 4: Căn bản ngôn ngữ C# Chương này trình bày những điều cơ bản về ngôn ngữ Cơ từ các kiểu dữ liệu “bẩm sinh" (built-in data type) đến các tử chốt (keyword). Ban sẽ hành nghề lập trình viên cũng giống như bà nội trợ nấu các món ăn. Nếu bà nội trợ phải rành rẽ các nguyên liệu mà mình sẽ chế biến thành những món ăn độc đáo thì bạn cũng phải rành các đặc tính của từng kiểu dữ liệu mà bạn sẽ dùng để "chế biến" cho ra những kết xuất mong muốn.
Chương 5: Lớp và Đổi họng: Vì bạn đang học lập trình thiên đối tượng nên lớp và đối tượng là hai khái niệm rất mới và quan trọng. Lớp (class) định nghĩa những kiểu dữ liệu mới (mà ta gọi là user-defined type - UDT, kiểu dữ liệu tự tạo) và cho phép nới rộng ngôn ngữ như vậy bạn mới có thể mô hình hóa vấn đề mà bạn đang giải quyết. Chương 5 này giải thích các cấu kiện (component) hình thành linh hồn của ngôn ngữ C#.
Chương 6: Kế thừa và Đa hình (Inheritance & Polymorphisme): Các lớp có thể là những biểu diễn và trừu tượng hoá khá phức tạp của sự vật trong thực tại, nên chương 6 này để cập đến việc các lớp sẽ liên hệ với nhau thế nào cũng như tương tác thế nào để mô phỏng việc gì xảy ra thực thụ trong một thế giới thực.
Chương 7: Nạp chồng tác từ (operator overloading): Chương này chỉ cho bạn cách thêm những tác từ vào trong các kiểu dữ liệu tự mình tạo ra.
Chương 8: Cấu trúc Struct: Struct là “anh chị em họ hàng" với lớp nhưng thuộc loại đối tượng nhẹ cân, tầm hoạt động hạn chế hơn và ít tốn hao ký ức (overhead) đối với hệ điều hành.
Chương 9: Giao diện (interface): cũng là "anh chị em họ hàng" với lớp nhưng đây lại là những “hợp đồng giao dịch" mô tả cách một lớp sẽ hoạt động thể nào, như vậy các lập trình viên khác có thể tương tác với các đối tượng của bạn theo những thể thức đã được định nghĩa đúng đắn và đầy đủ.
Chương 10: Bản dãy, Indexers và Collections: Các chương trình thiên đối tượng thường xuyên tạo ra phần lớn những đối tượng. Những đối tượng này phải được tổ chức theo một hình thức nào đó để có thể thao tác lên chúng với nhau: đây là những bản dây, những collection v.v.. C# cung cấp những hỗ trợ rộng rãi đối với collection. Chương này sẽ khảo sát các lớp collection mà Base Class Library cung cấp cũng như chỉ bạn thấy cách tạo những kiểu dữ liệu collection riêng cho bạn.
Chương 11: Chuổi chữ và hiểu thức regular. Phần lớn các chương trình Windows hoặc Web đều tương tác với người sử dụng và chuỗi chữ (string) giữ vai trò quan trọng trong giao diện người sử dụng (user interface). Chương 10 này chỉ cho bạn cách sử dụng C# trong việc thao tác các dữ liệu kiểu văn bản.
Chương 12: Thụ lý các biệt lệ (Exception handling): Một chương trình chạy tốt, tin tưởng được là loại chương trình không có lỗi sai. Việc tiên liệu những trường hợp biệt lệ (exception) và cách thụ lý những biệt lệ này là mấu chốt của vấn đề chất lượng của một phần mềm tin học, nên rất quan trọng không thể xem thường. Chương 12 này chỉ cho bạn cách thụ lý các biệt lệ theo một cơ chế thống nhất.
Chương 13: Ủy thác và tình huống (Delegate & Event): Tất cả các chương trình Windows cũng như Web đều được vận hành theo tình huống (gọi là event driven) giống như cầu thủ đá bóng hoạt động dựa theo tình huống của trái banh. Do đó, trên C#, tình huồng được xem như là thành viên trụ cột của ngôn ngữ. Chương 13 này tập trung vào việc các tình huống sẽ được quản lý thế nào, và cách các hàm ủy thác, một cơ chế callback (hàm nhắn lại) an toàn, sẽ được sử dụng thể nào để hỗ trợ việc thụ lý các tình huống.
Chương 14: Lập trình trên môi trường .NET: Chương này chuẩn bị cho việc qua giai đoạn viết các chương trình .NET theo C# của tập II.