logo
  • Lịch sử triết học phương tây hiện đại

Lịch sử triết học phương tây hiện đại

Tác giả
Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng

Số lượt xem : 1448

Số lượt download : 242

Ngày upload : 13/09/2023

Ngày cập nhật : 07/05/2024

Tags : Khoa học xã hội Lịch sử Triết học Nghiên cứu Lịch sử thế giới

Kích thước : 7.45 MB

Số trang : 371

Lịch sử triết học phương Tây hiện đại là cuốn sách danh cho sinh viên khoa Triết học và Khoa học Giáo dục Chính trị các trường đại học. Đây cũng là tài liệu dành cho những ai muốn tự mình bắt đầu đi vào môn khoa học này.

Lịch sử triết học phương Tây với nhiều trào lưu triết học, với nhiều triết gia có danh mà chỉ thu gọn lại trong mấy trăm trang sách chắc không phải là đầy đủ và không dễ dàng.

Ta nhớ lại lời của C. Mác rằng: các nhà triết học không như những cây nấm mọc ra từ đất. Họ là sản phẩm của thời đại, của nhân dân họ mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong những khái niệm triết học.

Viết về cái tinh tế đã khó, viết về cái khó nhìn thấy càng khó hơn. Song “chưa coi trọng việc nghiên cứu các trào lưu khác và tiếp nhận những thành tựu của thế giới”, (thì) “hậu quả là số đồng cán bộ lý luận thiếu hiểu biết rộng rãi về kho tàng tri thức của loài người, do đó khả năng bị hạn chế”.

Để thực hiện một công việc vừa khó khăn cũng không kém phần phức tạp này, chúng tôi giữ vững hai nguyên tắc: một là quan điểm khách quan, hai là quan điểm biện chứng trong quá trình biên soạn cuốn sách này.

Quan điểm khách quan đòi hỏi “những tinh lực quý giá nhất” và “khó nhìn thấy nhất” của nhà triết học đã được suy tư trong các khái niệm triết học cần phải được trình bày một cách khách quan trung thực, đúng như nó vốn có. Chỉ có trình bày khách quan, thì người đọc mới có căn cứ để phán đoán đúng đắn. Triết học cũng như các hình thái ý thức xã hội khác như văn học, nghệ thuật, hội họa đều có ngôn ngữ riêng. Vì vậy phải trình bày đúng ngôn ngữ của triết học, không thể đơn giản hóa, thậm chí tầm thường hóa làm cho nội dung sâu rộng của nó biến mất. Nhiều nhà triết học còn cho rằng những từ ngữ mà ở phương Tây người ta gọi là những từ “man rợ” thì cũng phải trình bày đúng như thế vì những từ đó đều có những nghĩa nhất định không gì có thể thay thế.

- Trình bày một trào lưu triết học một cách lơ lửng như không gắn bó gì với nền văn hóa, lối sống nhất là khoa học ở nơi đó thì cũng khó mà hiểu được những luận đề mà tác giả đưa ra. Triết học là thành tố hàng đầu của văn hóa, vì vậy khó có thể thuyết phục được rằng triết học lại lạc hậu so với hình thái ý thức xã hội khác.

Quan điểm biện chứng khi xem xét chỉ ra rằng, không một trào lưu triết học nào dám tự nhân là hoàn chỉnh và không chứa chấp những mâu thuẫn, thậm chí những nghịch lý. Nhưng đây không phải là những mâu thuẫn lôgic, những kém cỏi của nhà triết học mà là những mâu thuẫn của chính luận đề mà tác giả chưa thể giải quyết được. Ở đây cũng vẫn loại trừ cách nhìn “tối đại hóa” (maximalisme). Bất cứ trào lưu triết học nào cũng không thể là chân lý tuyệt đối, phổ biến cho mọi dân tộc. Chẳng hạn, chủ nghĩa hiện sinh là khát vọng tự do của nhân dân Pháp, nhưng vào Việt Nam thì lại trở thành công cụ đầu độc tinh thần cách mạng của nhân dân. Trái lại cũng không thể lấy một chân lý tuyệt đối nào làm chuẩn để phán xét tất cả các trào lưu triết học khác nhau ở nhiều nước, ở nhiều thời đại.

Viết một bộ lịch sử triết học thì việc khó khăn đầu tiên là tìm ra những trào lưu triết học, nhất là những người sáng lập những trường phái đó. Triết học ảnh hưởng đến toàn bộ nền văn hóa của dân tộc, đến nhiều hình thái ý thức xã hội, nhưng không có nghĩa là tất cả những lý luận nào chịu ảnh hưởng của triết học thì đều được gọi là triết học. Nhiều hình thái ý thức xã hội, kể cả khoa học thường lấy nhiều luận đề của triết học làm nền tảng khoa học cho mình. Nhưng những hình thái ý thức xã hội đó vẫn là một khoa học độc lập. Trong ngôn ngữ ở phương Tây, trước hết là Pháp ngữ, có hậu tố “isme” không có nghĩa là một trào lưu triết học mà nhiều khi chỉ là những khoa học khác, thậm chí chỉ là phong cách bình thường. Nhiều bộ môn khoa học, như xã hội học, tâm lý học chẳng hạn, không hề có mặt một nhà triết học lớn nào. Vậy thì trong lịch sử triết học chúng ta cũng không tùy tiện đưa vào những nhà xã hội học, những nhà chính trị dù những người này có những hệ thống tư tưởng khá đồ sộ. Tóm lại, trong một cuốn lịch sử triết học chúng ta nêu tên những nhà khoa học ngoài triết học để thấy ảnh hưởng của triết học, nhưng không thể biến họ thành nhà triết học, và họ cũng không muốn thế, mặc dầu họ rất kính trọng triết học. Từ đầu thế kỷ XX đến nay có nhiều nhà triết học xuất hiện khó có thể giới thiệu đầy đủ, nhưng nếu bỏ sót không giới thiệu những nhà triết học khai sáng ra một trào lưu có ảnh hưởng rộng lớn thì lại là một thiếu sót lớn đối với công tác giảng dạy triết học.

Trong tình hình việc nghiên cứu lịch sử triết học phương Tây hiện đại chưa được phát triển như ở nước ta, thì việc chúng ta phải đưa vào tư liệu của các học giả có uy tín lớn ở nước ngoài là việc nên làm, nhưng về quan điểm nghiên cứu, chúng ta vẫn coi trọng quan điểm khách quan và biện chứng như đã nói trên.

Để nắm được lịch sử triết học, nhất là về thời kỳ phát triển mạnh mẽ và phức tạp như thời kỳ hiện đại thì một vấn đề đặt ra rằng, không phải chỉ cần hiểu từng trường phái, từng nhà triết học mà là phải, nói như Ph. Ăngghen, có một cái nhìn tổng quát về các hiện tượng (ở đây là các trào lưu triết học) tức những xu hướng phát triển của chúng, các mối tương quan của chúng với những điều kiện lịch sử, đặc biệt đối với các hình thái ý thức khác, mà trong triết học phương Tây thì mối quan hệ giữa triết học và khoa học là mối quan tâm hàng đầu.

Vấn đề phân kỳ trong một bộ lịch sử triết học là vấn đề thường phải đem ra bàn, nhất là thời kỳ hiện đại (moderne). Có người tính thời kỳ hiện đại từ năm 1789, năm nổ ra Cách mạng tư sản Pháp, có người tính từ thế kỷ XIX. Chúng tôi tan thành quan điểm cho rằng thời kỳ hiện đại bắt đầu từ thế kỷ XX, hay rõ hơn từ những năm cuối thế kỷ XIX. Đó là thời kỳ khủng hoảng của nền khoa học cổ điển mở ra thời kỳ khoa học hiện đại, đồng thời cũng là thời kỳ ra đời và phát triển của nền triết học mới.

Tuy nhiên, sự phân kỳ đó chỉ là tương đối bởi vì có trao lưu triết học ra đời từ thế kỷ XIX nhưng vẫn kể là thời kỳ hiện đại. Vì vậy xét cho cùng, tính hiện đại là ở chỗ những trào lưu triết học, khoa học hay văn học đó cho đến thế kỷ XX vẫn còn tiếp tục đi vào cuộc sống hiện đại.

Một vấn đề quan trọng nữa là sự phân loại các trào lưu triết học. Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn, nhất là trong quá nửa đầu thế kỷ XX, mà có nhiều trào lưu triết học cùng ra đời và xen kẽ nhau. Bởi vậy trình bày theo sự diễn biến của lịch sử sẽ gặp khó khăn và người đọc không gặp ít trở ngại trong việc phân biệt xu hướng này hay xu hướng khác. Vì vậy chúng tôi tán thành lựa chọn phân loại thành nhiều nhóm, nhiều mảng chủ đề tương đối gần nhau. Chủ đề trong triết học phương Tây tuy rất đa dạng những vẫn có đặc điểm gần gũi nhau đó là vấn đề con người, vấn đề những giá trị con người. Vì vậy chúng tôi xếp các loại triết học đó vào một khối, đương nhiên cũng theo trật tự tương đối của thời gian. Một mảng triết học khác nhau cũng không ngoài những giá trị nhân văn nói trên, nhưng tập trung vào những vấn đề khoa học có giá trị lớn đối với sự phát triển khoa học. Vì vậy theo nhiều nhà lịch sử triết học phương Tây, chúng tôi xếp vào mảng triết học của khoa học. Đó là những nhà phê bình khoa học như E. Mach, chủ nghĩa Kant mới, chủ nghĩa thực chứng mới và chủ nghĩa hậu thực chứng. Cuối cùng là mảng triết học tôn giáo bao gồm triết học của Giáo hội Công giáo (chủ nghĩa Thomas mới, chủ nghĩa Teilhard) chủ nghĩa Tin lành mới và Thần học về sự giải phóng.

Một vấn đề nữa của quan điểm biện chứng là sự chính xác của khái niệm triết học. Chuyển những khái niệm triết học phương Tây sang tiếng Việt quả là một vấn đề khó khăn. Đến như ở nước ta, đã có nhiều cách dịch khái niệm triết học phương Tây sang tiếng Việt. Nhưng theo chúng tôi, chọn cách dịch theo hình thức chứ không theo thực thể là tốt nhất. Nhà triết học nào muốn đề xướng một khái niệm thường vay mượn một từ trong văn hóa, rồi từ đó nghiền ngẫm để hình thành một khái niệm triết học, cho nên nhiều khi một từ được sử dụng hằng ngày trở thành một khái niệm không còn nội dung giống như nhau nữa. Ví dụ khái niệm “hình thức” của Aristote và khái niệm “hình thức” của chúng ta ngày nay thì khác nhau hoàn toàn. Từ “Difference” của Derrida không còn nghĩa như từ thông thương, nhưng vẫn phải giữ hình thức của nó là “khác nhau”. Mỗi khái niệm thường là một hệ thống lý luận. Nếu mỗi người cứ tùy ý chọn một nội dung nào đó và cho dây là “thực thể”, là nội dung cơ bản thì sẽ khó mà nhận mặt được khái niệm đó. Nếu dịch theo hình thức, thì người đọc phải mất nhiều công mới có thể khám phá ra được nội hàm phong phú của một khái niệm. Cũng vì lẽ đó chúng tôi sẽ liệt kê tất cả những khái niệm triết học thường có thể trở thành một chủ đề, kể cả những từ ngữ của phương Tây ít phổ biến ở nước ta bằng tiếng Pháp hoặc bằng một ngôn ngữ nào đó của phương Tây để bạn đọc có thể tìm lại khái niệm của chính các tác giả một cách thuận lợi.

Tuy nhiên để tránh mất thì giờ hoặc bớt sự ngỡ ngàng nào đó cho người đọc, trong cuốn sách này, đối với những khái niệm, những từ mà chúng tôi cho là chưa quen thuộc với nhiều người thì chúng tôi ghi chú ngay bên cạnh bằng tiếng nước ngoài trong ngoặc đơn.

Những khái niệm triết học phương Tây đã du nhập vào nước ta từ lâu và đã đi vào đời sống khá sâu thì chúng tôi dành giữ nguyên như khái niệm đã quen dùng, ví dụ: chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy thực, chủ nghĩa duy danh....

Triết học phương Tây hiện đại đã kéo dài một thế kỷ. Trong hành trình của nó đã xuất hiện nhiều xu hướng, nhiều trào lưu, nhiều trường phải. Ở đây chúng tôi có thể gom lại thành ba mảng để tài chính:

Triết học về con người. Siêu hình học mới, triết học đời sống, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa Freud, chủ nghĩa nhân vị, hiện tượng học, chú giải học, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa phê phán.

Triết học của khoa học: Phê bình khoa học và Poincaré, chủ nghĩa Kant mới, chủ nghĩa phê phán kinh nghiệm, chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa hậu thực chứng.

Triết học tôn giáo: Chủ nghĩa Thomas mới, chủ nghĩa Tin lành mới, lý luận thần học về giải phóng, chủ nghĩa Teihard.

Một chương phụ thêm: Triết học phương Tây ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1960 - 1970.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn xa gần đã góp ý kiến cho công trình này.

Bùi Đăng Duy - Nguyễn Tiến Dũng

 

Gợi ý cho bạn

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram
31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ
20 Tháng 07

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ

Chào mừng bạn đến với blog của chúng tôi! Hôm nay, chúng tôi có cơ hội đặc biệt để nghe những lời khuyên quý báu từ một CEO thành công với kinh nghiệm dày dặn về quản lý thời gian và thành công trong sự nghiệp. Hãy cùng tôi trải nghiệm những cách hiệu quả giúp bạn trẻ tận dụng thời gian một cách thông minh và đạt được hiệu suất cao trong cuộc sống.

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.