Hướng dẫn này được sử dụng trong tính toán, cấu tạo và bố trí cấu kiện, kết cấu bê tông cốt thép nhằm điều chỉnh chuyển vị và nội lực gây ra bởi tác động động đất. Trên quan điểm thiết kế chịu động đất sự điều chỉnh này rất cần thiết đề khả năng chịu lực và khả năng tiêu tán năng lượng của kết cấu chịu động đất đạt được quan hệ tối ưu.
Qua đánh giá phản ứng của kết cấu bê tông cốt thép trong các trận động đất và trong phòng thí nghiệm, cũng như qua phản ứng của kết cấu tính toán được bằng mô hình cho thấy vấn đề quan trọng cần chú ý khi thiết kế nhà cao tầng bằng bê tông cốt thép chịu động đất là:
- Tuân thủ nguyên tắc cơ bản của thiết kế chịu động đất,
- Tính toán đúng tác động động đất;
Lựa chọn cấu tạo và bố trí cấu kiện hợp lý,
- Thiết kế mỏng phù hợp.
Trong hướng dẫn này bốn vấn đề trên được đề cập theo tỉnh thần của TCXDVN 375: 2006 nhưng cụ thể và chi tiết hơn, dễ vận dụng hơn thông qua các bảng tổng hợp, các hình vẽ minh hoạ và các ví dụ tính toán. Nhiều chỉ dẫn trong tiêu chuẩn còn mang tính nguyên tắc thì trong hướng dẫn này đã được định lượng hoặc công thức hoá.
Trong hướng dẫn này các điều trích dẫn trong TCXDVN 375: 2006 được chủ giải ở lề bên trái; những điều không có chú giải ở lề bên trái, xem nội dung điều đó trong Hương dẫn.
Tài liệu hướng dẫn này chỉ mới đề cập đến kết cấu bê tông cốt thép. Đối với kết cấu thép, kết cấu liên hợp thép - bê tông, kết cấu gạch đá sẽ được giới thiệu để cập trong các tài liệu tương tự tiếp theo.
Tài liệu hướng dẫn này là một trong những kết quả thực hiện nhiệm vụ theo Nghị định thư hợp tác Khoa học Công nghệ giữa Việt Nam và Bungari, phía Việt Nam - Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng là đơn vị chủ trì thực hiện, với nhiều cán bộ khoa học tham gia và phân công viết như sau:
PGS.TS Nguyễn Xuân Chính: Tổng chủ biên
GS.TSKH Nguyễn Đăng Bích: Chủ biên chương mở đầu, 1, 3
TS. Nguyễn Đại Minh : Chủ biên chương 2
TS. Trịnh Việt Cường : Chủ biên chương 4
Nhóm tác giả