Xuất phát từ nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới. Đảng và Nhà nước đã tập trung chỉ đạo xây dựng và thực hành các chính sách kinh tế trong văn hóa và các chính sách văn hóa trong kinh tế. Các chính sách này đã được triển khai sâu rộng trong thực tiễn và thu được những thành tựu đáng kể, vừa góp phần phát triển kinh tế – xã hội, vừa góp phần nâng cao đời sống tỉnh thần cho nhân dân, đóng góp to lớn vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghiên cứu để xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hoá chính là vấn đề nghiên cứu liên ngành, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần vào bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá lớn, hội tụ cả những thuận lợi và những thách thức lớn của đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Trong quá trình giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến đê xây dựng và phát triển văn hoá tiên tiên. đậm đà bản sắc dân tộc. Thủ đô Hà Nội không chỉ quan tâm đến việc cùng cổ, tôn tạo, khôi phục các di sản văn hoá do lịch sử dề lại mà phai tập trung sáng tạo và xây dựng các công trình và thành tựu văn hoá mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Việc tập trung vào xây dựng các ngành công nghiệp văn hoá, tạo động lực cho nó phát triển để có thể vừa cạnh tranh, vừa hợp tác được với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hoá trong khu vực và trên thế giới, tham gia bảo vệ bản sắc và bản lĩnh dân tộc. chống được sự xâm nhập tràn lan và hỗn loạn của các sản phẩm văn hoá nhập từ ngoài vào là vấn đề cơ bản. có ý nghĩa chiến lược và cấp bách, tạo nên sức mạnh mới của văn hoá Thủ đô, phát huy ảnh hưởng tích cực của văn hoá Thủ đô đối với đời sống văn hoá cả nước thông qua phát triển các ngành công nghiệp văn hoá.
Trong những năm đổi mới vừa qua, các ngành công nghiệp văn hoá của Thủ đô Hà Nội đã được quan tâm đầu tư và đã có những thành tựu quan trọng góp phần đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của nhân dân Thủ đô và đồng bào cả nước. Trên lĩnh vực báo chí, phát thanh truyền hình, sản xuất phim, băng hình, băng nhạc,... đã có những bước tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của Thủ đô trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thì còn nhiều bất cập cả về phương diện kinh tế, kỹ thuật và việc đáp ứng nhu cầu tỉnh thần ngày câng cao của nhân dân. Việc đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp văn hoá này chưa được quan tâm đâu tư đúng mức. Vì vậy, sự ra đời của cuốn sách “Nghiên cứu xây dựng và phát triên ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội hy vọng góp phần nhỏ bé vào sự phát triên các ngành công nghiệp văn hoá của Thủ đô hiện nay.
Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Sở Văn hóa. Thể thao và Du lịch Hà Nội, Viện Văn hoá - Trường Đại học Văn hoá và Nxb Văn hóa – Thông - tin đã tạo điều kiện thuận lợi để cuốn sách được xuất bản.
TẬP THỂ TÁC GIẢ