logo
  • Hồi ký căn cứ kháng chiến khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Đia Định (1945 - 1975) - tập 2

Hồi ký căn cứ kháng chiến khu Sài Gòn - Chợ Lớn - Đia Định (1945 - 1975) - tập 2

Tác giả
Nhiều tác giả

Số lượt xem : 837

Số lượt download : 70

Ngày upload : 25/09/2023

Ngày cập nhật : 16/05/2024

Tags : Lịch sử Hồi ký Kháng chiến chống Mỹ Lịch sử Việt Nam Truyện

Kích thước : 112.35 MB

Số trang : 536

Căn cứ kháng chiến, hình ảnh tiêu biểu cho ý chí quật cường của các chiến sĩ cách mạng, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và ý chí thống nhất đất nước của quân dân ta

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Đảng ta luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tổ chức xây dựng, phát huy vai trò của căn cứ địa và hậu phương cách mạng, coi đó là một bộ phận chiến lược quan trọng của đường lối cách mạng. Căn cứ địa là nhân tố quan trọng quyết định thắng lợi của chiến tranh cách mạng; là nơi để hình thành và phát triển lực lượng vũ trang và trở thành yếu tố quan trọng trong đường lối cách mạng của chiến tranh nhân dân chống xâm lược. Các căn cứ kháng chiến là minh chứng cho sự bất khuất kiên cường của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân qua chiến tranh giải phóng.

Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định tùy theo từng giai đoạn lịch sử, có lúc trực thuộc Trung ương, có lúc trực thuộc Xử ủy, có lúc trực thuộc Trung ương Cục miền Nam, có trách nhiệm lãnh đạo ở nội thành và nông thôn ngoại thành. Trong suốt quá trình lãnh đạo của minh, thử thách lớn đối với Đảng bộ không chỉ là một cuộc thi gan dai dẳng, ác liệt mà còn là sự do sức về mưu lược, về trí tuệ của từng tập thể cấp ủy và của từng cán bộ, đảng viên để tồn tại và phát huy vai trò lãnh đạo của mình. Nhiều bài học lịch sử đã được rút ra trong quá trình Đảng bộ lãnh đạo quân dân Thành phố đối đầu với kẻ thủ hung các không tứ bất kỳ một thủ đoạn nào để đàn áp phong trào cách mạng, một trong những bài học đó là: “Đảng bộ lãnh đạo trong thời kháng chiến phải xây dựng căn cứ cách mạng ở nông thôn ngoại thành để tạo thể dựa và chú trọng xây dựng các lực lượng vũ trang Trải qua 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ, Đảng bộ Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng căn cứ địa và hậu phương cách mạng vững mạnh với nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các lõm chính trị trong nội thành, các căn cứ ven dò, hậu phương trực tiếp trên những hưởng chiến lược trong yếu; bên cạnh đó, trong những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, Khu ủy (Thanh ủy) còn xây dựng căn cứ trên địa bàn các tỉnh.

Việc xây dựng các căn cứ được tiến hành toàn diện, cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Địa thế, lòng dân và chiến thuật bố tri phòng thủ hợp lý đã làm cho các căn cứ trở thành "mái nhà an toàn" cho các lực lượng kháng chiến. Thực dân Pháp rối đế quốc Mỹ, mặc dù đã huy động đến mức cao nhất có thể về lực lượng, phương tiện chiến tranh và thủ đoạn tác chiến nhưng không thể thực hiện được tham vọng xóa sạch căn cứ địa kháng chiến của ta,

Trên bản đó, căn cứ Khu ủy (Thành ủy ) trải rộng ở các vùng nông thôn Nam Bộ, từ miền Đông đến miền Tây ... và có lúc phải triển khai trên đất Campuchia. Con đường chuyển quân, dời căn cứ là con đường gian khó, thử thách nhất đối với cán bộ cơ sở sinh ra và lớn lên ở đô thị, chưa kịp thích nghi với cuộc sống vùng nông thôn, bom đạn ... nhưng đã thể hiện ý chỉ, tinh thần, nghị lực, khả năng thích ứng với mọi điều kiện, môi trường sống để tồn tại và chiến đấu.

Các căn cứ kháng chiến của Khu ủy (Thành ủy) đã tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh tỉnh thần của toàn dân; là chỗ dựa về mặt chính trị, nơi hưởng về, hy vọng và khích lệ đồng bảo khắp nơi kháng chiến.

Căn cứ kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ

Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 đã lật đổ chính quyền thuộc địa của thực dân, phát xít và tay sai, thiết lập chính quyền Nhân dẫn, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng ngay sau đó, với đã tâm lập lại chế độ thuộc địa, thực dân Pháp gây hãn rồi dùng lực lượng quân sự đánh chiếm cơ quan chính quyền Nam Bộ ở Sài Gòn. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ tại Hội nghị Cây Mai vào sáng ngày 23 tháng 9 năm 1945, Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nhất tẻ đứng lên kháng chiến. Lực lượng kháng chiến tổ chức lại thành bốn phòng tuyến chặn địch trên bốn hướng Đông Tây, Nam, Bắc; đây là hình thức căn cứ - chiến tuyến độc đáo ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Đình những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến.

Từ cuối năm 1945, đầu năm 1946, lực lượng kháng chiến của Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định chuyển dẫn ra vùng ven và ngoại thành; các căn cứ kháng chiến lần lượt ra đời như: An Phú Đông, Rừng Sác, Bình Mỹ, Vườn Thơm, Long Phước Thôn, Tân Mỹ - Bình Lý... tạo thành một hệ thống liên hoàn bao quanh Thành phố, làm chỗ đứng chân cho các lực lượng vũ trang và là "bản đạp" tấn công địch vào nội thành khi có điều kiện. Cũng thời gian này, những căn cử du kích, căn cứ “bản dẹp", căn cứ "làm" ở vùng ven và ngoại thành Sài Gòn cũng hình thành và phát triển nhiều nơi.

Tuy nhiên, địch phản kích quyết liệt, thường xuyên cần quét vùng căn cứ, do vậy, bên cạnh các căn cứ kháng chiến trên địa bàn Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định; Khu ủy (Thành ủy) và các cơ quan trực thuộc phải lần lượt di chuyển căn cứ về các tình nhằm đảm bảo an toàn cho cơ quan đầu não và luôn nhận được sự chở che, đùm bọc đầy nghĩa tỉnh của cấp ủy Đảng, cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân các địa phương

Bước vào năm 1949, cuộc kháng chiến của Nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định bước vào một thời kỳ mới, dịch ra sức đàn áp các phong trào đấu tranh, khủng bỏ, phá các cơ sở kháng chiến. Trước tình hình đó, Thành ủy tiếp tục khẩn trương sắp xếp tổ chức, nhân sự và kế hoạch thúc dạy các lĩnh vực công tác, Hội nghị Thiên Hạ (My Tho) đã diễn ra vào hai ngày 27 và 28 tháng 2 năm 1949. Các đóng chỉ Lê Duân, Hoàng Dư Khương, Nguyễn Văn Cúc (Mười Cúc) thay mặt Xử ủy dự Hội nghị. Đến tháng 11 năm 1949, do yêu cầu của tinh hình mới, Thành ủy dời căn cứ ở Vàm Trà Cú (Tăn An) vé Long Phước (Thủ Đức).

Năm 1950, được sự chi viện của đế quốc Mỹ, thực dân Pháp ra sức bình định Nam Bộ, trọng tâm là Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Dưới sự tấn công ác liệt của kẻ thù, nhiều cơ sở kháng chiến bị phá vỡ, nhiều cán bộ cấp thành, cấp quân bị bắt, do nội gián chỉ điểm hoặc do thiếu kinh nghiệm hoạt động bí mật ở nội thành. Tình hình trở nên vô cùng khó khăn, tổ chức cách mạng ở nhiều quận gần như tẻ liệt, nhiều cấp ủy ngưng hoạt động. Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn, tỉnh Gia Định và cả miền Đông Nam Bộ bước vào một thời kỳ khó khăn mới.

Tháng 8 năm 1950, Hội nghị cán bộ Khu Sài Gòn - Chợ Lớn họp tại căn cứ Tân Long (thuộc huyện Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một) để công bố việc thành lập Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Hội nghị đã bầu đồng chí Nguyễn Văn Cúc (Mười Cúc) làm Bí thư. Sau hội nghị này các nghị quyết chưa kịp triển khai thì một lần nữa cơ sở Đảng bị địch đánh phá. Đặc khu ủy phải chính đón lại đội ngũ, tập trung đối phó với nội gián, thay đổi một số hình thức tổ chức và sinh hoạt Đảng.

Qua hai đợt đánh phá ác liệt của dịch vào giữa năm 1950 và dâu năm 1951, cơ sở Đảng, chính quyền, lực lượng kháng chiến ở nội thành có lúc hầu như tan rã hết. Trong giai đoạn này, căn cứ Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn khi thì đồng tại Tân Uyên, Bình Dương; khi thi chuyển về vùng Đông Tháp Mười mênh mông sông nước.

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã mở ra một trang sử mới của cách mạng Việt Nam, một nửa nước giành được độc lập, trở thành hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Những năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ là những năm tháng khó khăn đối với cách mạng miền Nam nói chung và Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định nói riêng. Tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể chuyển về đứng chân trong các căn cứ địa để lãnh đạo, điều hành công cuộc kháng chiến. Đó là những khu vực được chọn làm nơi trú ẩn đứng chân, bảo tồn và phát triển lực lượng kháng chiến; để tích lũy, xây dựng cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội; làm chỗ dựa để tiến hành phản công, tiến công tiêu diệt dịch. Hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy tác dụng của các căn cứ địa thực sự trở thành một nội dung quan trọng góp phần vào thành công của cuộc kháng chiến chống xâm lược.

Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15 (năm 1959), cách mạng miền Nam đã có sự chuyển biển mới, bước đầu hình thanh ba mũi giáp công chính trị, quân sự, binh vận. Cùng với sự chuyển minh của cách mạng miền Nam, phong trào cách mạng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định cũng bước vào một giai đoạn mới.

Năm 1959, Xử ủy điều động đồng chí Võ Văn Kiệt (Sau Dân) - Xử ủy viên, Phó Bí thư Liên Tỉnh ủy miền Tây về Sài Gòn - Chợ Lớn củng đồng chí Nguyễn Thái Sơn (Bảy Binh), đồng chí Võ Văn Tuấn (Hai Trúc) khăn trương tìm hiểu, năm sẽ đảng viên còn lại; tiến hành rào riết công tác giáo dục chính trị tư tưởng và sắp xếp tổ chức. Một số đóng chỉ đảng viên và nòng cốt tích cực được chọn đưa ra vùng Bởi Lời (xã Đôn Thuận, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh) để dự lớp huấn luyện với mật danh "Rừng xanh" nhằm đào tạo, đưa cán bộ cốt cản về gây dựng lại cơ sở trong nội thành....

Gợi ý cho bạn

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Các loại ớt cay nhất thế giới
01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử
13 Tháng 01

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, cùng với sự thuận tiện này là nguy cơ gặp phải các trường hợp gian lận trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ
20 Tháng 07

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ

Chào mừng bạn đến với blog của chúng tôi! Hôm nay, chúng tôi có cơ hội đặc biệt để nghe những lời khuyên quý báu từ một CEO thành công với kinh nghiệm dày dặn về quản lý thời gian và thành công trong sự nghiệp. Hãy cùng tôi trải nghiệm những cách hiệu quả giúp bạn trẻ tận dụng thời gian một cách thông minh và đạt được hiệu suất cao trong cuộc sống.

Toàn tập về cách sử dụng ssh
30 Tháng 09

Toàn tập về cách sử dụng ssh

SSH là viết tắt của "Secure Shell," đây là một giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối bảo mật giữa hai máy tính và cho phép truy cập từ xa vào máy chủ hoặc thiết bị khác qua mạng