logo
  • Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954

Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954

Tác giả
Đào Thị Diến

Số lượt xem : 424

Số lượt download : 59

Ngày upload : 13/07/2023

Ngày cập nhật : 16/05/2024

Tags : Văn Hóa Lịch sử Địa lý Pháp lý Tư liệu Đô thị Quy hoạch

Kích thước : 178.16 MB

Số trang : 654

Lịch sử vốn là phức hợp. Đó là một ngôi nhà có nhiều cửa sổ. Tùy theo góc đứng và tầm nhìn, người ta có thể trông thấy những cảnh trí sáng tối khác nhau, thậm chí là những gam màu tương phản đối chọi nhau. Thiểu một tư duy phức hợp, trước đây chúng ta thường nhìn lịch sử một cách thiên kiến đơn chiều, nhiều khi ngộ nhận. Và kèm theo là những đánh giá chủ quan theo một quan điểm tiếp cận nhị phân, “không trắng thì đen, không đen ắt trắng”. Mà thực tế lịch sử thi hoàn toàn không đơn sắc, nó vừa trắng lại vừa đen, hòa trộn cùng nhau. Như André Gide đã nói: "Màu của sự thật là sắc xám".

Một cái nhìn toàn cảnh về Hà Nội thời Pháp thuộc cũng mang tính phức hợp như vậy. Khó mà đánh giá rành rọt được công cuộc thực dân hóa của người Pháp ở Đông Dương nói chung, Hà Nội nói riêng là tích cực hay tiêu cực. Có lẽ cách nói chừng mực, hợp lý của D. Hémery và P. Brocheux sẽ là thực tế và khôn ngoan, dễ được chấp nhận. Các tác giả khước từ thái độ cực đoan, gọi đó là một “công cuộc thực dân nước đôi, mập mờ (colonisation ambigue). Nếu chúng ta biết rằng cách đây chừng một thế kỷ, không ít những quan chức thực dân vẫn rao giảng về một “sứ mạng khai hóa văn minh của mẫu quốc Đại Pháp đem đến cho dân tộc Annam bán khai". Ngược lại, chỉ rất gần đây thôi, một tờ báo lớn ở Hà Nội lại phủ nhận sạch trơn những công việc mà người Pháp đã làm khi lập luận đại ý rằng “Toàn quyền Paul Doumer xây cây cầu Long Biên ' làm chết nhiều người chỉ để phục vụ lợi ích cho thực dân Pháp, có gì đâu mà phải khen ngợi".

Thế mới biết rằng “Nói phải là vô cùng mà nói không phải cũng là vô cùng" (Trang Tử - Nam Hoa kinh: Thị diệc nhất vô cùng phi diệc nhất vô cùng). Vậy tốt hơn hết, đối với việc đánh giá một hiện tượng lịch sử, trước khi hay đúng hơn là chưa nên khẳng định đúng sai, mà hãy cứ nói lên sự thực, có gì nói thế, kiểu “nói có sách, mách có chứng" theo một cách tiếp cận thực chứng lịch sử. Còn việc phản xét là dành cho từng quan điểm trường phải, cho thời gian và lịch sử thẩm định. Mà lịch sử sau những cơn u mê hoặc nóng giận, với một độ lùi thời gian đủ cần thiết, thường tỏ ra có lý và cũng bằng. Vì thế Engels nói: "Lịch sử luôn luôn cần được viết lại".

Ngày nay, việc nghiên cứu về Việt Nam và Hà Nội có lẽ đã đủ một độ lùi lịch sử để tiến tới một phương pháp tiếp cận thực chứng như thế. Muốn vậy, cần nên khai thác, sử dụng một nguồn thông tin gốc rất quan trọng: nguồn tài liệu lưu trữ. Ở đây, đó là những tài liệu lưu trữ của các cấp chính quyền Pháp, các fonds của Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ và Tòa Đốc Lý còn giữ lại được ở Hà Nội và một phần đã mang sang Lưu trữ Aix-en-Provence bên Pháp. Đó là nguyên bản những sắc lệnh, nghị định, quyết định, thông tư viết tay hoặc đánh máy, những tư liệu bổ trợ trong các ấn phẩm, tập san hành chính qua nhiều thời kỳ lịch sử.

Có thể nói rằng lưu trữ là những tư liệu lịch sử đích thực, những thông tin không tô vẽ phấn son, và chúng ta tin rằng người ta không thể “sáng tác tô màu" nó tùy tiện để phục vụ cho tuyên truyền như có thể thấy trên báo chí hoặc như trong các quyển sách in. Vì vậy, chúng ta thấy thường có những tài liệu lưu trữ mặt không công bố, hoặc những tài liệu lưu trữ cố tình bị làm thất lạc. Đây là những văn bản pháp quy lưu hành trong nội bộ hệ thống cai trị, và là những văn bản thật, không giả mạo. Những nhà nghiên cứu nghiêm túc thường rất cần đến những tài liệu gốc, nguyên bản, đảng tin cậy này.

Tất nhiên, một văn bản đích thực không có nghĩa là một văn bản hoàn toàn trung thực, đúng với những gì đã xảy ra trong lịch sử. Những quan chức cai trị khi thảo văn bản đều có những mục đích, động cơ, kể cả những ý đó riêng tư ẩn giấu. Họ có thể nhấn mạnh đến những điều có lợi cho họ, giảm thiểu hoặc bỏ qua những điều gây bất lợi cho họ. Chưa kể đến tình trạng thiếu thông tin cần thiết hoặc những lỗi kỹ thuật trong khẩu soạn thảo, đánh máy văn bản. Nếu chúng ta qua tin mà không suy xét kỹ, thì có thể sẽ rơi vào cái bẫy ngôn từ văn bản, vi từ một sự kiện lịch sử được viết ra trên giấy tới một sự thật đã xảy ra trong thực tế, vẫn còn là một khoảng cách khá xa.

Nói về việc đi tìm sự thật lịch sử, chúng ta biết có một con người từng gắn bó với nghề lưu trữ hơn 40 năm, đã say mê, cất công miệt mài đi tìm những bảng hình xưa đã mất, những mảnh vỡ vụn của lịch sử Hà Nội trong gần một thế kỷ rưỡi qua. Để rồi cũng với niềm say mê ấy, con người đó lại tự đắm mình vào công việc chắp ghép, phục dựng lại hình hài của một thủ đô trong những bước đường chuyển mình từ một đô thị phong kiến truyền thống sang một thủ phủ cận hiện đại, dưới tác động một chính quyền thực dân phương Tây. Đó là nữ tiến sĩ Sử học được đào tạo tại Pháp Đào Thị Diễn, vốn có nhiều cơ duyên với mảnh đất quê hương ngàn năm văn vật, từng gắn bó với những con phố nhỏ đầy ắp kỷ niệm tuổi ấu thơ. Khi đã về hưu nhưng chẳng nghỉ, bà vẫn không quản ngại vượt hàng vạn dặm đường sang xứ người, đi các nơi tìm tòi lục lại, ghi ghi chép chép trong các ô lưu trữ từng dòng chữ nhỏ, từng nét vẽ bản đồ về thủ đô Hà Nội như một vốn liếng tài sản quý giá. Ở Hà Nội, bà làm việc không mệt mỏi với những tập bia lưu trữ chứa đựng hàng nhiều ngàn những trang bản thảo đã ố vàng, nhiều dòng chữ đã phai mờ, mất nét không còn đọc được, chỉ vì một tình yêu tha thiết và với lòng ước muốn được hiểu rõ, hiểu đầy đủ những gì đã xảy ra với thành phố quê hương thân yêu từ hàng trăm năm trước. Và những gì bà góp nhặt được đã kết tinh lại trong nhiều cuốn sách viết về Hà Nội, được giới học giả sử dụng và đánh giá cao. Công trình mới nhất mà chúng ta đang có trong tay vẫn thuộc về một dòng mạch quen thuộc của tác giả, nhưng đã được bổ sung thêm nhiều dữ liệu thông tin mới, đó là cuốn “Hệ thống văn bản pháp quy về xây dựng và quản lý thành phố Hà Nội từ 1885 đến 1954".

Giới hạn về không gian và thời gian của đối tượng nghiên cứu được xác định trong tên sách như thế là khá rõ. Chi tiết hơn, cuốn sách tập trung vào 4 chủ đề chính: Địa giới - Tổ chức hành chính, Quy hoạch - Xây dựng, Giao thông - Công chính, Văn hóa - Giáo dục. Đó là sự liên kết hữu cơ của những bộ phận trong một chỉnh thể đô thị: cấu trúc đô thị, cơ sở vật chất hạ tầng đô thị, vận hành đô thị và đời sống tinh thần thượng tầng đô thị. Trước và sau phản tuyển dịch toàn văn 85 văn bản pháp quy, có một bài tổng luận phân tích khá sâu sắc giúp cho người đọc một cái nhìn toàn cảnh và một phần phụ lục với nhiều tiện ích bổ trợ hướng dẫn việc tra cứu. Kể ra, nếu có thêm được nhiều những văn bản pháp quy trong hai thập kỷ những năm 1920 và 1930 thì người đọc sẽ có thể tiếp cận đến một số thông tin phong phủ và thủ vị hơn. Nhìn chung, độ là một công trình tham khảo, một công cụ tra cứu rất bổ ích cho sinh viên, nhà nghiên cứu và tất cả những bạn đọc quan tâm, yêu miền thủ đô Hà Nội, nhất là giới quan chức và những nhà hoạch định chính sách các cấp.

Những điều gì để lại cho chúng ta suy ngẫm sau khi đọc xong cuốn sách chứa đựng những văn bản pháp quy lưu trữ viết về đường lối chính sách và công cuộc thực thi việc xây dựng và quản lý đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc? Như trên đã nói, đó là một chính sách thực dân hóa nước đôi, hai mặt. Tất nhiên, ở đây vì yêu cầu cuốn sách, tác giả đã không đề cập, xét đến những mảng tối của nó trong những chính sách kỳ thị chủng tộc, bóc lột kinh tế và đàn áp chính trị. Nhưng lịch sử cần công bằng, chúng ta cũng nên thừa nhận một số những mảng sáng, đánh giá đúng mức những yếu tố tích cực tiến bộ của chính sách xây dựng và quản lý đô thị, như những bài học kinh nghiệm lịch sử đáng tham khảo. Lịch sử phát triển lành mạnh phải là một sự kế thừa, tiếp nối, không phải là một sự phủ nhận đứt đoạn. Thực tiễn của các quốc gia cũng như những đô thị trong khu vực và thế giới, trước đây từng là thuộc địa của phương Tây đã chứng minh điều đó.

Những kinh nghiệm xây dựng và quản lý đô thị nào của Hà Nội cần để cho chúng ta suy nghĩ sau hơn một thế kỷ? Trước hết là việc cần thiết một quá trình đô thị hóa có kế hoạch từng bước hợp ly, đồng bộ với một hệ thống hạ tang cơ sở được chuẩn bị chu đạo. Ở đây, chỉ cần nêu vài thí dụ. Tại sao những công trình xây dựng trong khu phố Âu, mặc dù lúc đó với những phương tiện và kỹ thuật còn hạn chế, lại vẫn giữ được sự tiện nghi, mỹ quan và bền vững tuy đã có hàng trăm năm tuổi Tại sao khu phố cổ với mật độ cư dân đông đúc vẫn không hề bị úng ngập trong những cơn mưa lớn như đã xảy ra ở nhiều khu vực khác của thành phố ngày nay

Nội dung việc quản lý và tổ chức đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc so với thời kỳ tiền thực dân cũng là một vấn đề đáng suy ngẫm. Đó là sự chuyển đổi cơ bản từ một phương thức nhận trị sang một phương thức pháp trị, dựa trên những văn bản pháp quy chữ không phải là một ý muốn chủ quan của một viên quan phụ mẫu cai trị. Nước Pháp là một quốc gia thực dân xâm lược, nhưng đồng thời còn là quê hương của những khát vọng dân chủ nhân quyền, Ngoài nền chuyên chế chính trị (đàn áp những hoạt động chống chính quyền Pháp), các tầng lớp cư dân Hà Nội cũng có những mặt được tương đối tự do, dân chủ trong đời sống tuy rất hạn chế, dựa trên những văn bản pháp quy được luật hóa. Mà một nền dân chủ đích thực lại là máu thịt của một xã hội lành mạnh, là điều kiện tiên quyết cho một sự phát triển bền vững của một cộng đồng cư dân hoặc một quốc gia.

Cuối cùng, một chính sách điều hành quản lý đô thị hiệu quả cần được xây dựng trên một thế cân bằng đối trọng quyền lực, kết hợp với một quyền hạn tập trung quyết đoán trong sự chỉ đạo thực thi các biện pháp cụ thể. Bộ máy cai trị Hà Nội thời Pháp thuộc sở dĩ khá ổn định về mặt xã hội là có sự phối hợp, kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan phân lập quyền hành (Hội đồng thành phố, Tòa đốc lý và Tòa án) với sự tập trung quyền lực của viên Thị trưởng Đốc lý trong việc điều hành quản lý thành phố, căn cứ vào những nghị định và quyết nghị đã được bản thảo cặn kẽ và đồng thuận thống nhất trước khi ban hành. Và phải công nhận một sự thực là trong thời Pháp thuộc, những tệ nạn và những vụ án về tham những giữa những nhóm lợi ích trong giới cầm quyển ít khi có điều kiện xảy ra.

Đọc xong cuốn sách về các văn bản pháp quy của Hà Nội thời Pháp thuộc, chúng ta có thêm những suy nghĩ về sự lựa chọn mà hình phát triển một đô thị, một quốc gia. Tất nhiên, nó phải dựa trên những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể do lịch sử để lại. Tuy nhiên, tiêu chỉ để kiểm nghiệm, đánh giá phải là thực tiễn cuộc sống và hạnh phúc người dân, chứ không phải chỉ là những con số trấn trực hoặc những giáo điều kinh viện, chủ quan duy ý chí.

Chúng ta mong muốn và tin rằng cuốn sách sẽ được đông đảo mọi người quan tâm đàn đọc. Đó chính là những niềm vui xứng đảng và cũng là những tín hiệu đáng mừng về một sự nâng cao tình cảm và nhận thức đối với công cuộc phát triển quê hương đất nước, trong tầm nhìn về một viễn cảnh tốt đẹp hy vọng sẽ không xa.

PGS. TS. NGUYỄN THỪA HỶ

Gợi ý cho bạn

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử
13 Tháng 01

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, cùng với sự thuận tiện này là nguy cơ gặp phải các trường hợp gian lận trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử

Các loại ớt cay nhất thế giới
01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua
17 Tháng 04

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua

Thực phẩm tươi luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê
23 Tháng 04

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê

Trong thống kê, xác suất là một trong những khái niệm cơ bản để phân tích dữ liệu. Xác suất được định nghĩa là tỷ lệ giữa số trường hợp có thể xảy ra và số trường hợp có thể xảy ra.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới