logo
  • Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa(1858-1945)

Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa(1858-1945)

Tác giả
Nguyễn Văn Khánh

Số lượt xem : 949

Số lượt download : 134

Ngày upload : 11/11/2023

Ngày cập nhật : 16/05/2024

Tags : Kinh tế Lịch sử Nghiên cứu Tư liệu Lịch sử Việt Nam

Kích thước : 6.59 MB

Số trang : 277

1. Cơ cấu kinh tế - xã hội là một khái niệm kép bao gồm hai bộ phận : cơ cấu kinh tế và cơ cấu xã hội, có quan hệ biện chứng với nhau.

Cơ cấu kinh tế gồm tổng thể các ngành. lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Có các loại cơ cấu kinh tế khác nhau: cơ cấu nền kinh tế quốc dân. cơ cấu theo ngành kinh tế - kỹ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế: trong đó cơ cấu theo ngành kinh tế-kỹ thuật mà trước hết là cơ cấu công - nông nghiệp là quan trọng nhất

Cơ cấu xã hội là tổng hoà những mối quan hệ tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành hệ thống xã hội. Trong những giai đoạn phát triển nhất định của xã hội. các quan hệ trong sản xuất là cơ sở cho sự hình thành. vận động và phát triển những thành phần của cơ cấu xã hội. Tuy biến đổi cùng với phương thức sản xuất. cơ cấu xã hội vẫn có tính ổn định và độc lập tương đối. Trong cơ cấu chung của xã hội thì cơ cấu giai cấp xã hội có vị trí quan trọng hàng đầu; nó gắn liền trực tiếp với quan hệ sản xuất, quy định bản chất những mối quan hệ xã hội, chính trị, đạo đức, pháp lý... của mỗi thành viên trong xã hội.

2. Theo cách quan niệm trên, cơ cấu kinh tế - xã hội la nền tảng, và cơ sở tổn tại của một đất nước. Đối với Việt Nam, việc nghiên cứu đề tài này trước hết nhằm góp phần làm sáng tỏ đặc điểm, bản chất của xã hội Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp.

Ở Việt Nam lâu nay người ta vẫn dùng khái niệm thuộc địa nửa phong kiến để chỉ giai đoạn bị Thực dân Pháp cai trị Nhưng bản chất của khái niệm xã hội thuộc địa nửa phong kiến là gì Và xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc loại hình kinh tế- xã hội nào trong lịch sử”, câu hỏi đó đến nay vẫn chưa có lời giải đáp cụ thể và rõ ràng. Với lý do đó, nghiên cứu cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam dưới thời kỳ Pháp thuộc sẽ góp phần chỉ ra tính chất, nội dung của khái niệm xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta.

Việc triển khai nghiên cứu chủ đề này còn nhằm lý giải và làm sáng tỏ cơ sở lịch sử của một số hiện tượng và phong trào chính trị, một số trào lưu tư tưởng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ này.

Có một vấn đề đặt ra là vì sao phong trào giải phóng dân tộc Việt nam từ cuối thế kỷ XIX đến khi đảng Cộng sản Việt Nam(ĐCSVN)ra đời (1930) luôn luôn bị chia sẻ, phân tán thành nhiều bộ phận, nhiều khuynh hướng khác nhau, mà không thể thống nhất lại thành một dòng. một phong trào có quy mô toàn quốc. Cuối thế kỷ XIX tồn tại đồng thời cả phong trào Cần Vương, phong trào nông dân tự phát, phong trào yêu nước mang màu sắc tôn giao. Đầu thế kỷ XIX, phong trào dân tộc tư sản đã xuất hiện nhưng lại chia thành hai khuynh hướng có đường lối và phương pháp hoạt động gần như đối lập nhau. Đó là chưa kể bên cạnh phong trào tư sản. còn tồn tại các loại hình phong trào công nhân, nông dân tự phát v v.

Để làm sáng tỏ những hiện tượng lịch sử nói trên, ngoài việc tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố tư tưởng, tâm lý, còn phải lý giải thật thấu đáo và khoa học những yếu tố vật chất, những cơ sở kinh tế, xã hội làm nảy sinh hoặc chỉ phối các hiện tượng lịch sử đó.

Thêm vào đó, cho đến nay việc xem xét và đánh giá sự hiện diện và ảnh hưởng của Chủ nghĩa Tư bản Pháp (CNTB) đối với xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa vẫn chưa đầy đủ và khách quan. Người ta mới chỉ tập trung nghiên cứu và chỉ ra mặt tiêu cực (khủng bộ và tàn sát. áp bức và bóc lột) của Chủ nghĩa Thực dân (CNTD) mà chưa quan tâm tìm hiểu và đánh giá một cách khách quan những ảnh hưởng và tác động có tính chất tích cực của qua trình tư bản hóa của người Pháp đối với đất nước ta. Nói cách khác là cần có sự đánh giá khách quan và toàn diện cả mặt tiêu cực và tích cực của công cuộc tư bản hóa đó của người Pháp và phương Tây trên cơ sở các cứ liệu cụ thể về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa (1858 - 1945).

3. Từ trước 1945 và nhất là từ sau ngày hoà bình lập lại trên miền Bắc (1954) đến nay, đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu về tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc.

Dưới thời thuộc địa có một số học giả người Pháp đã tiến hành nghiên cứu thực trạng kinh tế và xã hội Việt Nam từ các góc độ và chuyên môn khác nhau. Ví dụ như Y. Henry với Kinh tế nông nghiệp Đông Dương, (H, 1932), René Dumont. Trồng lúa ở đồng bằng Bắc Kỳ. (Paris. 1935), P. Bernard. Vấn đề kinh tế Đông Dương, (Paris, 1934). A. Dumarest. Sự hình thành các giai cấp xã hội ở An Nam, (Paris, 1935). Đặc biệt là nhà địa lý học P. Gourou có hai tác phẩm rất quan trọng và nổi tiếng liên quan đến kinh tế và xã hội Việt Nam thời kỳ này là Nông dân đồng bang Bắc Kỳ, (HN, 1937) và Sử dụng ruộng đất ở Đông Dương thuộc Pháp, (HN, 1940).

Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là từ sau 1954 đã có một số công trình khảo cứu đề cập tới một hay một vài lĩnh vực của nền kinh tế và xã hội Việt Nam ở giai đoạn thuộc Pháp. Đó là công trình Nền kinh tế làng xã Việt Nam (Vũ Quốc Thúc. HẠ. 1950). Những thủ đoạn bóc lột của đế quốc Pháp ở Việt Nam (Nguyễn Khắc Đạm. HN, 1957). Tìm hiểu giai cấp tư sản Việt

Nam dưới thời Pháp thuộc (Nguyễn Công Bình, HN 1959), Thực trạng giới nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (Phạm Cao Dương, Sài Gòn. 1965), Sơ thảo phát triển của thu công nghiệp Việt Nam (Phan Gia Bển, Văn Sử Địa, HN. 1957) Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, (Phạm Đình Tân Sự thật. HN. 1959)

Đặc biệt đã xuất hiện một số chuyên khảo khá sâu về giai cấp công nhân Việt Nam. như Giai cấp công nhân Việt Nam (Trần Văn Giàu. Sự thật. HN. 1961). Giai cấp công nhân Việt Nam những năm trước khi thành lập Đảng (Ngô Văn Hoà Dương Kinh Quốc. KHXH, HN. 1978). Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam (Viện Sử học. HN, 1974). Giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ 1936 - 1939 (Cao Văn Biển. KHXH. HN. 1979) v.v...

Nói chung, trong số các ấn phẩm nói trên chưa vi công trình nào chuyên nghiên cứu về cơ cấu kinh tế - xã hội. hay quá trình biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược đến Cách mạng tháng Tám năm 1945.

4. Xuất phát từ tình hình nói trên, đề tài muốn đặt ra và

giải quyết các yêu cầu khoa học sau đây :

- Trình bày các điều kiện và nguyên nhân dẫn đến những biến đổi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể vào cuối thế kỷ XIX, đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, đợt khai thác thuộc địa lần hai, và giai đoạn từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) đến 1945.

- Làm sáng tỏ thực trạng và sự biến đổi của cơ cấu kinh tế và xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa. Trên thực tế, đây là quá trình phá vỡ. thu hẹp của kết cấu và quan hệ cổ truyền, và đi liền với nó là sự hình thành, xác lập và mở rộng của các yếu tố và quan hệ kinh tế, xã hội thuộc địa TBCN ở Việt Nam.

- Từ thực tế biến đổi của nền kinh tế và xã hội Việt Nam dưới thời thuộc địa, tiến hành xem xét, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và hạn chế của công cuộc tư bản hoá của CNTD Pháp trên đất nước ta trước đây.

5. Để giải quyết các nhiệm vụ khoa học đặt ra. phương pháp tiếp cận trước hết đã sử dụng là phương pháp hệ thống cấu trúc. Cần phải coi toàn bộ nền kinh tế cũng như xã hội Việt Nam là một hệ thống liên hoàn, bao gồm các yếu tố hợp thành và có mối liên hệ hữu cơ với nhau. Sự ra đời và tồn tại của các ngành kinh tế mới làm điều kiện để tạo nên toàn bộ nền kinh tế thuộc địa. Trên cơ sở các quan hệ kinh tế nhất định đã làm xuất hiện và phát triển các lực lượng giai cấp xã hội tương ứng mỗi lực lượng xã hội hay giai tầng xã hội là một thành tố. góp phần tạo nên cơ cấu giai cấp xã hội thuộc địa.

Tuy nhiên, các thành tố kinh tế, xã hội. hay thậm chí cả nền kinh tế nói trên cần phải đặt trong xu hướng vận động và phát triển. Ngay chính sách khai thác và bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam không phải bao giờ cũng giống nhau, mặc dù mục đích cuối cùng đều là vì lợi nhuận tối đa. Ví dụ, khi mới thôn tính đất nước ta vào cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp chỉ chú trọng và tập trung khai thác vơ vét các nguồn nông sản, tài nguyên để xuất khẩu kiếm lời; các hoạt động đầu tư, xây dựng các ngành kinh tế mới chỉ dừng ở mức thể nghiệm, thăm dò Nhưng sang đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, công việc đầu tư, mở mang kinh tế được tư bản Pháp đẩy mạnh và tiến hành với tốc độ và qui mô lớn.

Tuy vậy, trong đợt khai thác lần thứ nhất vào đầu thế kỷ XX tư bản Pháp mới chỉ quan tâm ưu tiên đầu tư khai thác vào hai ngành là khai mỏ và giao thông vận tải nhằm chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho công cuộc khai thác và bóc lột qui mô lớn. Đến đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai, xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận, tư bản Pháp lại đặc biệt quan tâm tới nông nghiệp. đưa nông nghiệp lên thành ngành ưu tiên hàng đầu để đầu tư và phát triển.

Ở từng giai đoạn, chịu tác động của các điều kiện lịch sử khác nhau. tốc độ biến đổi của ngành kinh tế, của các lực lượng giai cấp, cũng như toàn bộ cơ cấu kinh tế - xã hội cũng không giống nhau. Đồng thời điều quan trọng là cần phải chỉ ra được nguyên nhân nào đã tạo nên và qui định tính chất biến đổi ấy.

- Khi xem xét cơ cấu xã hội cần sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể. Do cơ cấu xã hội là một khái niệm có nội hàm rất rộng nên ở đây chúng tôi chỉ hạn chế trong việc tìm hiểu cơ cấu giai cấp xã hội và sự biến đổi của nó trong thời thuộc địa.

Theo quan niệm chính thống tồn tại từ trước nay, trong mỗi chế độ xã hội bao giờ cũng chỉ có hai giai cấp cơ bản (như chủ nô và nô lệ, phong kiến và nông dân, tư sản và vô sản) và một tầng lớp trung gian đứng giữa hai giai cấp đó. Nhưng cách phân tích này chỉ phù hợp với một xã hội có sự phân hoá triệt để như các nước phương Tây), ranh giới giữa các giai cấp xã hội that ro rang

Còn ở Việt Nam tù trong lịch sử cho đến nay chưa bao giờ có sự phân hoa xã hội triệt để, các giai cấp xã hội cũng ít khi có sự tách biệt hoàn toàn hoặc được phân biệt rạch rồi với nhau. Dưới thời phong kiến, ranh giới giữa các tập đoàn thống trị (địa chủ. quý tộc và các tầng lớp bình dần (nông dân, thợ thủ công) cũng không mang tính chất tuyệt đối giống như các nước phương Tây. Nói chung ở các nước châu Âu một người xuất thần binh dân, dù có đỗ đạt, tài cao đến mấy, cũng không thể trở thành quí tộc. Trong khi đó. ở Việt Nam (và ở cả Trung Quốc), một người tuy xuất thân nghèo khổ nhưng nếu học giỏi. đỗ cao thì vẫn có thể được phong chức vụ lớn, nhận nhiều đất đại, bổng lộc và gia nhập vào hàng ngũ giai cấp thống trị.

Đặc điểm trên dãy càng thể hiện rõ nét trong xã hội Việt Nam dưới thổ thuộc địa. Ở nước ta, trong giai đoạn lịch sử này đã xuất hiện nhiều lực lượng, giai tầng xã hội mới. như công nhân. tư sản, tiểu tư sản... Những người công nhân Việt Nam không giống mô hình người công nhân gắn liền với nền đại công nghiệp, có ý thức tổ chức. kỷ luật cao ở các nước tư bản phương Tây. Còn trí thức thì phần lớn đều xuất thân từ nông dân và có mối liên hệ rất chặt chẽ và thường xuyên với nơi chôn nhau cắt rốn ở nông thôn

Nói như vậy để thay không thể áp dụng một cách máy móc. rập khuôn các khái niệm, phạm trù hay công thức của các nước phương Tây để xem xét xã hội Việt Nam tiểu thuộc địa, cũng như ở thời kỳ thuộc địa.

Trên cơ sở vận dụng quan điểm của VI Lêm về quái tập với ba neu chi tổ hợp và thống nhất lại trong một tập làm người... có chung

- Quan họ đà với tư liệu sản xuất,

- Vị trí trong nền sản xuất xã hội, Sản phẩm và mức thu nhập.

đồng thời kết hợp với phương pháp phân tích của xã hội học hiện đại, chúng tôi chia xã hội thành nhiều giai tầng với các "hòm và hỏi khác nhau. Mỗi nhóm xã hội được phân biệt với nhau bằng mối quan hệ với tư liệu sản xuất, vị trí trong quá trình sản xuất, tính chất nghề nghiệp và mức thu nhập. Theo cách phân loại nay thì xã hội Việt Nam thời thuộc địa gồm các giai tầng nhóm xã hội như công nhân nông dân. tư sản, địa chủ. thợ thủ công, tiểu thương, tri thức, công chức, sinh viên và học sinh...

Gợi ý cho bạn

Toàn tập về cách sử dụng ssh
30 Tháng 09

Toàn tập về cách sử dụng ssh

SSH là viết tắt của "Secure Shell," đây là một giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối bảo mật giữa hai máy tính và cho phép truy cập từ xa vào máy chủ hoặc thiết bị khác qua mạng

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu
09 Tháng 06

Bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu

Chạy bộ là một hình thức tập luyện đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để cải thiện sức khỏe và tăng cường thể lực. Đối với người mới bắt đầu, bước đầu tiên là quan trọng nhất và đòi hỏi một sự chuẩn bị cẩn thận để tránh chấn thương và duy trì động lực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu.

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê
23 Tháng 04

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê

Trong thống kê, xác suất là một trong những khái niệm cơ bản để phân tích dữ liệu. Xác suất được định nghĩa là tỷ lệ giữa số trường hợp có thể xảy ra và số trường hợp có thể xảy ra.

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học
13 Tháng 06

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học

Đọc sách bằng máy đọc sách có nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số lợi ích chính khi sử dụng máy đọc sách...

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà
14 Tháng 08

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà

Trong quá trình tham gia phỏng vấn nhân sự, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ một chiêu thức hiệu quả giúp ông nhanh chóng nhận ra ứng viên có thái độ thật thà hay chỉ đang nói dối. Với sự sở hữu của nhiều tập đoàn lớn, Elon Musk không xa lạ với quá trình tuyển dụng nhân sự và anh chia sẻ về cách anh tiếp cận trong việc đặt câu hỏi cho các ứng viên.