logo
  • Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước Quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884)

Chính sách đối với dân tộc thiểu số của nhà nước Quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884)

Tác giả
Nguyễn Minh Tường

Số lượt xem : 782

Số lượt download : 127

Ngày upload : 29/04/2023

Ngày cập nhật : 17/05/2024

Tags : Chính trị Lịch sử Dân tộc

Kích thước : 58.24 MB

Số trang : 497

Việt Nam là một quốc gia gồm 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm khoảng 87% dân số toàn quốc, ngoài ra là 53 dân tộc thiểu số anh em khác. Trong 53 dân tộc thiểu số cư trú trên đất nước Việt Nam, thì dân tộc có số dân đông nhất cũng không đến hai triệu người, dân tộc có số dân ít nhất chỉ vài trăm người.

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, chỉ tính riêng 53 dân tộc thiểu số, thì người Tày có số dân đông nhất: 1.626.392 người, tiếp đến người Thái có: 1.550.423 người, người Mường có 1.268.963 người, người Khơ-me có: 1.260.640 người, người Hmông có 1.068.189 người, người Nùng có: 968.800 người... Các dân tộc thiểu số có số dân chưa đến một nghìn người là: người Si La có 709 người, người Pu Péo có 687 người, người Rơ-măm có 436 người, người Brâu có 397 người, người Ơ-đu có số dân ít nhất là 376 người.

Trong tiến trình lịch sử của dân tộc, ngay từ thế kỷ X, sau khi giành được quyền độc lập từ tay phong kiến phương Bắc, các triều đại quân chủ đầu tiên của Việt Nam như Ngô, Đinh, Tiền Lê, cho đến các triều đại sau này, đã có những chính sách, nhằm vạch ra các biện pháp đối xử và giải quyết vấn đề dân tộc trong nước. Có thể nói, Chính sách đối với dân tộc thiểu số là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước quân chủ Việt Nam.

Trong khoảng hơn nửa thế kỷ gần đây, chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam, từ năm 939 - Vương triều Ngô thành lập đến năm 1884 - Nhà Nguyễn để mất quyền điều hành đất nước vào tay thực dân Pháp, đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà sử học trong nước và trên thế giới, với những hướng tiếp cận và nhận thức mới.

Chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam không còn quan niệm chỉ là đối với các dân tộc thiểu số ở miền Bắc như: Tày, Nùng, Thái, Dao, v.v... mà còn được khảo sát, nghiên cứu, trình bày đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam, cụ thể là người Chăm, người Gia-rai, người Ê-đê, người Khơ-me, v.v...

Chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam được thực hiện đồng hành và gắn liền với quá trình “Nam tiến”, tức quá trình khai phá, mở rộng lãnh thổ, quá trình xác lập chủ quyền của Nhà nước Đại Việt, trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia Việt Nam ngày nay. Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố, góp phần nâng cao hiểu biết toàn diện về chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam. Tuy nhiên, những công trình ấy, phần lớn mới trình bày chính sách của Nhà nước quân chủ Việt Nam chủ yếu đối với các dân tộc thiểu số ở miền Bắc, chứ chưa đi sâu trình bày chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở miền Trung, ở miền Nam, nhất là ở Tây Nguyên của Việt Nam.

Cuốn sách Chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam của các tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (chủ biên), PGS.TS. Lê Đình Sỹ và PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ là một sự cố gắng, một thành tựu mới trên bước đường nghiên cứu về chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đã có và khai thác triệt để những nghiên cứu mới một cách hệ thống và toàn diện về chính sách đối với dân tộc thiểu số trải qua các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Chúa Nguyễn, Tây Sơn và Nguyễn.

Các tác giả công trình Chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam đã trình bày hệ thống cụ thể chính sách trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa - xã hội của Nhà nước quân chủ Việt Nam đối với dân tộc thiểu số.

Công trình Chính sách đối với dân tộc thiểu số của Nhà nước quân chủ Việt Nam của các tác giả: PGS.TS. Nguyễn Minh Tường (chủ biên), PGS.TS. Lê Đình Sỹ và PGS.TS. Nguyễn Đức Nhuệ, ngoài Mở đầu và Kết luận, được kết cấu thành 7 chương, với các nội dung chính như sau:

- Chương I: Dẫn luận về đất nước Việt Nam và dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

- Chương II: Chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý (939-1225).

Các tác giả khảo sát về điều kiện lịch sử, tình hình chính trị, xã hội những thế kỷ đầu của kỷ nguyên độc lập, tự chủ; qua đó, trình bày sự hình thành những chính sách bước đầu của các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê đối với dân tộc thiểu số. Tiếp đó, nhà Lý đã có những chính sách đối với dân tộc thiểu số cụ thể hơn, tích cực hơn so với các triều đại trước.

- Chương III: Chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Trần và thời Hồ (1225 - 1407).

Các tác giả tập trung làm rõ các chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới triều Trần (1225 - 1400) là hết sức mềm dẻo và khôn khéo, từ đó, huy động được sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc chống lại thù trong và giặc ngoài. Triều Hồ (1400 - 1407), vì tồn tại quá ngắn, nên chính sách dân tộc thiểu số không đạt được thành tựu gì đáng kể.

- Chương IV: Chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Lê sơ và thời Mạc (1428 – 1592).

Các tác giả tập trung chủ yếu trình bày về chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Lê sơ (1428 - 1527). Đó là thời kỳ chính quyền quân chủ tập trung được xác lập mạnh mẽ, cho nên, Nhà nước Lê sơ, nhất là giai đoạn đầu triều đại, thường tỏ ra rất cứng rắn trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy, cát cứ của tù trưởng dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, Nhà nước Lê sơ cũng thường ban quan tước cho số tù trưởng tỏ ra trung thành với triều đình trung ương. Thời Mạc (1527 - 1592), một phần vì tồn tại không dài, một phần vì phải lo đối phó với các thế lực chính trị chống đối, nên về vấn đề chính sách dân tộc thiểu số không có gì khác với thời Lê sơ.

- Chương V: Chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài (1533 – 1789).

Các tác giả trình bày chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời các chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, từ Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng... đến Trịnh Sâm, Trịnh Tông, qua đó, cho thấy sự hạn chế của các chính sách ấy. Thời Lê - Trịnh, vua Lê chỉ là bù nhìn, thực quyền điều hành đất nước nằm trong tay các chúa Trịnh, vì thế, đó là một chính quyền nặng về đường lối quân sự, đàn áp. Chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Lê - Trịnh có nhiều điểm sai lầm, mất lòng dân.

- Chương VI: Chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558 - 1777).

Chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vốn là một chính quyền địa phương cát cứ chuyển dần lên thành chính quyền Đàng Trong, độc lập với chính quyền Đàng Ngoài của nhà Lê - Trịnh. Trong quá trình mở rộng lãnh thổ Đàng Trong, Chúa Nguyễn đã đề ra được những chính sách phần lớn đúng đắn, sáng suốt đối với các lớp cư dân khai phá trước đó, như: người Chăm, người Mạ, người Khơ-me, người Xtiêng, người Chu-ru. v.v... Về cơ bản, chính sách của chúa Nguyễn đối với dân tộc thiểu số ở Đàng Trong đều nhắm tới mục đích là hòa hợp dân tộc, chung sống hòa bình, tôn trọng phong tục, tập quán văn hóa của người thiểu số...

- Chương VII: Chính sách đối với dân tộc thiểu số dưới thời Tây Sơn và thời Nguyễn (1771 - 1884).

Nhà Tây Sơn, ngay từ khi khởi nghĩa, năm 1771, các vị thủ lĩnh như: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã đề ra những chính sách sáng suốt, đối với dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc ở vùng Tây Nguyên. Có thể nói, nhà Tây Sơn thành công khá nhanh chóng trong sự nghiệp đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, một phần là nhờ vào những chính sách đúng đắn đối với các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Nhà Nguyễn (1802 - 1884), nhất là từ triều Minh Mệnh (1820 - 1841) trở đi, lần đầu tiên thi hành chính sách khá cứng rắn là xóa bỏ chế độ thế tập của tù trưởng dân tộc thiểu số (tức Thổ quan), và thay vào đó là quan lại do triều đình bổ nhiệm (tức Lưu quan). Chế độ “Cải thổ quy lưu” (Thay Thổ quan bằng Lưu quan) là một chính sách lớn của triều Nguyễn nhằm xóa bỏ xu hướng ly tâm, cát cứ, tăng cường chế độ quân chủ trung ương tập quyền ở Việt Nam vào thế kỷ XIX.

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

Các loại ớt cay nhất thế giới
01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?
16 Tháng 04

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao trí tuệ và kiến thức, mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình cảm và mối quan hệ của chúng ta.

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Toàn tập về cách sử dụng ssh
30 Tháng 09

Toàn tập về cách sử dụng ssh

SSH là viết tắt của "Secure Shell," đây là một giao thức mạng được sử dụng để thiết lập kết nối bảo mật giữa hai máy tính và cho phép truy cập từ xa vào máy chủ hoặc thiết bị khác qua mạng

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua
17 Tháng 04

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua

Thực phẩm tươi luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống.