logo
  • Câu truyện triết học

Câu truyện triết học

Tác giả
Will Durant

Số lượt xem : 1235

Số lượt download : 186

Ngày upload : 02/09/2023

Ngày cập nhật : 05/05/2024

Tags : Tham khảo Khoa học xã hội Triết học Nghiên cứu Tư liệu Truyện

Kích thước : 187.00 MB

Số trang : 413

Thật tài tình và thú vị khi Will Durant (1886-1981) đặt tên cho công trình lịch sử triết học của mình là “The Story of Philosophy”. Lịch sử triết học vốn khét tiếng là khô khan và nhức đầu! Will Durant có cái nhìn khác: nó rất hấp dẫn, lôi cuốn, nhất là với những ai có tính tò mò, “ham chuyện” như chúng ta. Với ông, ở đây ta có một câu chuyện thật gay cấn và đáng để được kể lại cho nhiều người nghe dưới hình thức một câu truyện!

Viết lịch sử triết học như một câu truyện là nghệ thuật cao cường của tác giả. Dễ hiểu tại sao “Câu truyện” này lại thành công ngoạn mục đến thế! Từ khi ra mắt vào năm 1926, trong vòng 50 năm (1976), tác phẩm đã được tái bản đến 28 lần, và đến nay (đầu 2008) không biết đã đến lần thứ bao nhiêu! Công trình chỉ mang lại tiếng tăm rộng rãi cho tác giả mà, từ lần xuất bản đầu tiên, đã giúp tác giả có đủ phương diện tài chính để cùng bà vợ yêu (vốn là một học trò cũ khi W. Durant còn dạy học ở New York) du khảo khắp năm châu ngay từ năm 1927, và trong suốt 40 năm trời, cùng nhau hoàn thành thêm công trình đồ sộ có một không hai: 11 tập cho một “Câu truyện” rộng hơn: “The Story of Civilization" (New York – 1935-1975) (Câu truyện lịch sử văn minh (thế giới)] mà bản thân ông gọi là một “Integral History” (một “Tổng sử của loài người!). Các công trình ấy – cùng với nhiều tác phẩm khác cũng nổi tiếng không kém, nhất là các quyển "The Lessons of History”/Các bài học của lịch sử, 1968 và Interpretation of Life: A Survey of Contemporary Literature/Lý giải cuộc đời: Tổng quan văn học đương đại, 1970 – đã làm cho tên tuổi hai ông bà Will Durant và Ariel Durant trở thành bất tử như một cặp tình nhân-học giả tuyệt đẹp và hiếm có xưa nay.

Tuy nhiên, Will Durant, xuất thân là một ông nghè triết học của đại học Columbia, Hoa Kỳ từ năm 1917, không chỉ khéo léo về phương pháp viết lịch sử triết học như một Câu truyện mà còn có đủ thẩm quyền chuyên môn để hiểu bản chất của lịch sử triết học (Tây phương) như một câu chuyện. Đó quả là một câu chuyện đúng nghĩa vì đầy những tình tiết éo le, những thăng trầm kịch tính, những đường chim nẻo nguyệt của tâm thức con người được chưng cất ở mức độ đậm đặc nhất. Và cũng chính vì được chưng cất ở mức độ đậm đặc nhất, nên tác giả – với tư cách một nhà giáo chuyên nghiệp và hơn thế nữa, một chiến sĩ xã hội ngay từ 1905 luôn đấu tranh cho quyền lợi và quyền học vấn của người lao động – thấy mình có vai trò và trách nhiệm làm người trung gian giữa cuộc “đại đối thoại” của các “thốn tâm thiên cổ” (“tấc lòng để nghìn đời”) ấy với quảng đại quần chúng. Trong Lời Tựa với nhan đề “Về các lợi ích của Triết học” (tiếc rằng không có trong bản dịch này), ông viết: “Tri thức con người đã trở nên quá rộng đến độ không thể xử lý nổi.... kính viễn vọng phát hiện những ngôi sao và những thiên hà mà đầu óc con người không thể đếm xuể hay đặt tên; địa chất học nói về hàng triệu năm, trong khi trước đây ta chỉ nghĩ đến con số hàng nghìn; vật lý học tìm ra cả một vũ trụ trong nguyên tử, còn sinh vật học tìm ra một tiểu vũ trụ trong tế bào; sinh lý học phát hiện sự huyền vi khôn lường trong từng mỗi cơ quan và tâm lý học trong từng mỗi con mơ; nhân loại học tái tạo thời tiền sử của con người; khảo cổ học khai quật những đô thành đã bị tan thành mây khói và những xứ sở đã bị lãng quên; sử học chứng minh bao câu chuyện là sai... còn thần học thì đang đổ vỡ...”.

“Tri thức con người đã trở nên quá lớn đối với trí tuệ con người. “Những sự kiện” đã thế chỗ cho sự cảm thông và kiến thức – vỡ vụn ra thành hàng nghìn mảnh – không còn là sự minh triết được tích hợp lại nữa rồi. Môn khoa học nào và chuyện ngành triết học nào cũng phát triển một thuật ngữ chuyên môn chỉ dành riêng cho một ít kẻ đặc tuyển: người càng học rộng hiểu nhiều càng không biết làm cách nào để giãi bày cho đồng bào mình những gì mình đã học được".

Vì thế, với tấm lòng chân thành và cởi mở của một học giả đích thực, W. Durant xác định rõ mục đích của quyển sách này là làm cho người bình thường hiểu được những ý tưởng cao xa của triết học. Ông xem khoa học như là sự “phân tích”, còn triết học như là sự “tổng hợp”. Vì thế, ông kết luận: “Khoa học là sự mô tả kiểu phân tích, trong khi triết học là sự lý giải kiểu tổng hợp. Vì lẽ, một sự kiện không bao giờ là hoàn chỉnh trừ khi được đặt vào mối quan hệ với một mục đích và với cái toàn bộ. Khoa học mang lại cho ta kiến thức, nhưng chỉ có triết học mới có thể cho ta sự hiền minh".

Gợi ý cho bạn

Quy luật 37% là gì?
21 Tháng 04

Quy luật 37% là gì?

Thống kê học có nhiều quy luật và hằng số chẳng những rất thú vị mà còn gây ngạc nhiên. Chúng ta đã biết những trị số 0.05 để tuyên bố một khám phá, hay hằng số 1.96 của phân bố chuẩn có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Nhưng có lẽ ít ai biết được quy luật 37%. Đây là một quy luật mới được tái khám phá, nhưng có nhiều ứng dụng trong y khoa, khoa học, tìm nhân viên, thậm chí... tình yêu.

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ
20 Tháng 07

CEO thành công chia sẻ 10 cách Quản lý Thời gian hiệu quả giúp tạo cảm hứng cho các bạn trẻ

Chào mừng bạn đến với blog của chúng tôi! Hôm nay, chúng tôi có cơ hội đặc biệt để nghe những lời khuyên quý báu từ một CEO thành công với kinh nghiệm dày dặn về quản lý thời gian và thành công trong sự nghiệp. Hãy cùng tôi trải nghiệm những cách hiệu quả giúp bạn trẻ tận dụng thời gian một cách thông minh và đạt được hiệu suất cao trong cuộc sống.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới