LỜI GIỚI THIỆU
ค่าน่า
Ngôn ngữ chính của Thái Lan là tiếng Thái, là ngôn ngữ được người Thái viết và nói trên khắp mọi miền của đất nước. Tuy nhiên, tiếng Thái được nói với nhiều thanh điệu khác nhau và với nhiều từ vựng khác nhau khi bạn đi từ vùng này sang vùng khác, nhất là đi từ miền bắc xuống miền nam. Để thống nhất và để cho dễ hiểu nhau, người Thái dùng tiếng Thái được nói ở miền Trung, đặc biệt là Bangkok làm tiếng Thái tiêu chuẩn, dùng trong trường học, báo đài, giao tiếp hành chính và giao tiếp giữa người vùng này với người vùng khác, v.v. Đây là ngôn ngữ được trình bày trong cuốn “TỰ HỌC GIAO TIẾP TIẾNG THÁI TRONG MỌI TÌNH HUỐNG” này.
Tất cả các thổ ngữ của người Thái đều là thành phần trong tiếng thổ ngữ lai của họ ngôn ngữ Tai-Kadai và có quan hệ rất gần với các ngôn ngữ được nói ở Lào (tiếng Lào, bắc Thái, Thái Lũ), bắc Miến Điện (tiếng Shan, bắc Thái), tây bắc Việt Nam (tiếng Nùng, Thổ), Assam (Ahom) và các bộ tộc ở miền nam Trung Quốc (Zhuang, Thai Lu). Bản thân tiếng Tai-Kadai là thành phần của nhóm ngôn ngữ Áo-Thái (Austro-Thai) lớn hơn, một trong các họ ngôn ngữ cổ nhất trên thế giới, thậm chí còn cổ hơn Hán-Tây Tạng (Sino-Tibetan) hoặc Ấn-Âu (Indo-European).
Các nhà ngôn ngữ học tiếng Thái hiện đại phân biệt 4 thổ ngữ căn bản ở Thái Lan: Tiếng Thái miền trung (là thổ ngữ thứ nhất được nói ở miền trung Thái và là thổ ngữ thứ hai được nói ở khắp nước), tiếng Thái miền bắc (được nói từ miền bắc tỉnh Tak tới biên giới Miến Điện); tiếng Thái miền đông bắc (ở các tỉnh đông bắc tới biên giới Lào và Campuchia) và tiếng Thái miền nam (từ miền nam tỉnh Chumphon tới biên giới Mã Lai). Mỗi thổ ngữ này còn được chia thành các thổ ngữ phụ; thí dụ, tiếng Thái miền đông bắc có 9 thổ ngữ biến thể địa phương mà những người biết tiếng Thái đều có thể dễ dàng phân biệt được. Cũng còn một số thổ ngữ của các bộ tộc thiểu số ở Thái, chẳng hạn như, những người nói tiếng Phu Thai, Thai Dam, Thai Daeng, Phu Noi, Phuan và các người Thái bộ tộc khác, phần lớn họ cư trú ở miền bắc và miền đông bắc.
Chữ viết của người Thái, mới phát triển gần đây so với ngôn ngữ nói, chữ viết bao gồm 44 phụ âm (nhưng chỉ có 21 âm tách riêng) và 32 nguyên âm. Các chuyên gia ngôn ngữ có ý kiến khác nhau về nguồn gốc chính xác của chữ viết này, nhưng rõ ràng nó đã được phát triển cách nay khoảng 800 năm dựa vào hệ thống chữ viết của người Mon (người sống ở vùng thuộc miền đông Miến Điện và miễn. tây Thái Lan mà họ có cố đô ở Pegu, miền nam Miến Điện) và tiếng Khơ-me, cả hai hệ thống chữ viết này đều bắt nguồn từ chữ viết Nam Ấn Độ. Giống như các ngôn ngữ này, tiếng Thái được viết từ trái sang phải, mặc dù các nguyên âm có thể viết trước, bên trên, bên dưới phụ âm hoặc “giáp” (trước, trên và sau) các phụ âm hoặc sau các phụ âm còn tùy theo kí hiệu của nó.
Tuy nhiên, việc học các chữ cái không khó, nhưng kết hợp các ký hiệu thì khá phức tạp, vì vậy nếu bạn không có ý định dùng chữ viết, có lẽ bạn nên tập trung vào việc học nói tiếng Thái.
Điều khó khăn nhất để thông thạo tiếng Thái căn bản là làm quen với các thanh điệu mới và khác nhau. Một khi bạn đã nghe quen với hệ thống phát âm chung, thì việc phát âm của bạn trở nên khá dễ dàng. Ngữ pháp rất dễ hiểu, các từ không thay đổi khi diễn
tả thì, giống hoặc số nhiều và không có mạo từ. Vì vậy bạn không nên ngần ngại và hãy quyết tâm học tập, bạn sẽ nhanh chóng đạt được mục đích sử dụng tiếng Thái. Sự nỗ lực đầu tiên của bạn chắc chắn sẽ thành công, nhưng cần chuyên cần tập luyện. Hãy nghe kĩ cách người Thái nói. Người Thái thường cười khi bạn phát âm tiếng Thái, nhưng điều này thường chỉ biểu hiện sự trân trọng các cố gắng của bạn thay vì có ý chế giễu. Đừng ái ngại!