Từ gần hai thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang thực sự chuyển mình trong một cơ chế mới: cơ chế thị trường. Sự thay đổi mang tính tất yếu này đã đem lại cho Việt Nam những thành quả không thể phủ nhận về mặt kinh tế và xã hội. Chúng ta có thể quan sát thấy sự thay da đổi thịt hàng ngày của nền kinh tế, nhất là sự trỗi dậy của kinh tế tư nhân và sự cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước.
Sự thay đổi cơ chế kinh tế cũng đã dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong cơ chế quản lý các doanh nghiệp và đặc biệt là các công cụ quản lý. Trong số đó, chúng ta có thể dễ dùng quan sát thấy một xu hướng rõ nét trong quan niệm của các nhà quản lý là từ bỏ các công cụ cũ - được đánh giá là nguyên nhân của sự kém hiệu quả trong hoạt động kinh tế dưới cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây - nhất là các công cụ kế hoạch hoá trong doanh nghiệp, bị nhiều người cho rằng không còn phù hợp với cơ chế thị trường.
Tuy vậy, thực tế đã chứng minh rằng kế hoạch hoá là không thể thiếu được cho việc ra quyết định, cả các quyết định mang tính chất chiến lược và tác nghiệp, nguy cả trong cơ chế thị trường. Kế hoạch hoá vốn là một công cụ quản lý được khai sinh và phát triển từ chính các nước tư bản chủ nghĩa, với cơ chế kinh tế thị trường lâu đời, vì vậy cho đến nay nó vẫn tiếp tục phát huy những thế mạnh vốn có của mình, dù là trong cơ chế thị trường hiện đại hay trong các nền kinh tế chuyển đổi.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, các đơn vị sản xuất kinh doanh ngoài việc quản lý và tổ chức các hoạt động bằng chiến lược kinh doanh vẫn tất yếu cần thiết phải xây dựng kế hoạch và tổ chức kinh doanh, điều hành tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch. Nó là sự cụ thể hoá của chiến lược, mang tính chất chi tiết, định lượng và túc nghiệp cao hơn chiến lược nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu cụ thể mà mình đặt ra.
Cuốn Giáo trình Kế hoạch Kinh doanh, do bộ môn Kinh tế phát triển - khoa Kế hoạch và phát triển, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân xuất bản lần đầu nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiến thức hiện đại và có tính thực tiễn cao về các vấn đề liên quan đến việc tổ chức hoạt động kể hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cùng với hệ thống các tài liệu về chiến lược kinh doanh, cuốn giáo trình này sẽ là sự tiếp nối là góc và tạo ra một chuỗi nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp hoàn chỉnh, được biên soạn và giảng dạy cho sinh viên chuyên ngành kế hoạch nói riêng và sinh viên của các chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh khác của các trường kinh tế.
Ngoài mục đích phục vụ giảng dạy, cuốn giáo trình này còn được sử dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm.
Cuốn giáo trình Kế hoạch kinh doanh được kết cấu thành năm chương:
Chương I: Kế hoạch kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp.
Chương II: Kế hoạch Marketing.
Chương III: Kế hoạch sản xuất và dự trữ.
Chương IV : Kế hoạch nhân sự,
Chương V: Kế hoạch tài chính và ngân sách.
Giáo trình do ThS Bùi Đức Tuân chủ biên.
Tham gia biên soạn giáo trình gồm có
PCS. TS. Ngô Thắng Lợi biên soạn Chương 1
ThS. Bùi Đức Tuân biên soạn Chương II, III và tham gia Chương IV.
TS. Nguyễn Ngọc Sơn biên soạn Chương V và tham gia Chương IV.
Vì đây là lần xuất bản đầu tiên, nên trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc để có thể hoàn thiện thêm cuốn giáo trình này cho những lần xuất bản sau.
BỘ MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN