logo
  • Một số vấn đề cơ bản về Kinh tế - xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam

Một số vấn đề cơ bản về Kinh tế - xã hội ở các vùng biên giới Việt Nam

Tác giả
Bùi Xuân Đính - Nguyễn Ngọc Thanh

Số lượt xem : 468

Số lượt download : 36

Ngày upload : 02/08/2023

Ngày cập nhật : 09/05/2024

Tags : Kinh tế Xã hội Nghiên cứu Chủ quyền Chính sách

Kích thước : 4.78 MB

Số trang : 258

Trong đời sống của bất kỳ tộc người, địa phương và quốc gia nào, kinh tế - xã hội là hai mặt quan trọng đầu tiên; ngày nay được coi là hai trục chủ đạo của phát triển bền vững, có ảnh hưởng lớn và trực diện nhất đến các mặt khác, như chính trị, môi trường và văn hóa. Đối với các vùng biên giới, sự phát triển của kinh tế và sự ổn định về xã hội giữ vị trí rất quan trọng, không chỉ tạo ra và là biểu hiện của "gương mặt" quốc gia trong sự "đổi sánh" trực diện với các nước láng giềng; mà còn tác động lớn đối với vấn đề xây dựng ý thức quốc gia dân tộc cho các cộng đồng cư dân, bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ gin chủ quyền quốc gia, bảo vệ nguồn tải nguyên môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

Vùng biên giới đất liền của Việt Nam dài khoảng 4.610 km, thuộc địa phận 25 tỉnh, tiếp giáp với các nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia. Địa hình của những vùng đất biên giới này khá đa dạng: có rừng núi điệp trùng hiểm trở, có đồng bằng, lại có vùng xen lẫn biển đảo, cỏ sông suối là ranh giới lãnh thổ giữa hai nước; nhìn chung là "núi liền núi, sông liền sông, đồng liền đồng, kênh rạch liền kênh rạch", tạo ra môi trường để cư dân các tộc người hai bên biên giới có chung một số hoạt động kinh tế, các mối quan hệ xã hội.

Các vùng biên giới là địa bản cư trú của hầu hết các tộc người thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Phần động các tộc người là cư dân bản địa, sinh sống lâu đời trên dải đất Việt Nam; song có nhiều tộc người từ các nước láng giềng chuyển đến sinh sống vào các thời điểm khác nhau, từ xưa đến nay vẫn duy trì mối quan hệ với đồng tộc ở bên kia biên giới.

Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, lịch sử trên đây quy định diện mạo bức tranh kinh tế - xã hội của các tộc người ở các vùng biên giới. Nhìn chung, các vùng đều có một số mặt thuận lợi, có tiềm năng để phát triển nông nghiệp, làm nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, giao lưu xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đến nay, nền kinh tế của các tộc người các vùng biên giới vẫn ở mức phát triển thấp, với cơ sở kinh tế chính là nông nghiệp ruộng nước hoặc nương rẫy, hơn nữa vẫn chỉ là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc, lao động thủ công, kỹ thuật cơ bắp, làm ăn theo tư duy kinh nghiệm, mùa vụ phụ thuộc nặng nề vào thiên nhiên, năng suất thấp; mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ và phụ thuộc nhiều vào trồng trọt; các nghề thủ công mang tính gia đình; công nghiệp còn rất nhỏ bé và manh mún, thương nghiệp chưa trở thành một ngành kinh tế đòn bẩy, thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác. Địa hình chia cắt, hiểm trở làm cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế gặp nhiều trở ngại. Nhiều chương trình, chính sách phát triển của Nhà nước đổi với các vùng biên giới được triển khai nhưng chưa đạt được

hiệu quả như mong muốn. Do vậy, đến nay, đời sống vật chất của các tộc người ở hầu hết các vùng biên giới nhìn chung thấp và đang gặp nhiều khó khăn.

Nền kinh tế ruộng nước và nương rẫy, kết hợp các điều kiện về tự nhiên và lịch sử là cơ sở để hình thành xã hội các tộc người, với hệ thống các thiết chế tổ chức và các quan hệ xã hội, được chế định bằng các phong tục, luật tục cùng các quan niệm về đạo đức, tín ngưỡng. Các thiết chế và quan hệ xã hội này bao đời là "điểm tựa" để các tộc người tổ chức cuộc sống, hình thành các phong tục tập quán, các truyền thống tốt đẹp, như tinh cộng đồng, tỉnh kỷ cương nền nếp, tinh thần tương thân tương ái .... Song bên cạnh đó, không tránh khỏi những hạn chế, có mặt trở thành trở lực cho sự phát triển.

Dù cỏ một số hạn chế, song tử bao đời nay, nền kinh tế - xã hội truyền thống là cơ sở để các tộc người ở các vùng biên giới ổn định cuộc sống, hình thành các giá trị văn hóa, cổ kết tộc người và đoàn kết với các tộc người khác, góp sức vào công cuộc bảo vệ từng mảnh đất biên cương.

Ngày nay, trong bối cảnh chung của đất nước và thế giới, nền kinh tế - xã hội của các tộc người các vùng biên giới đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của quá trình CNH, HĐH, mở rộng giao lưu quốc tế và hội nhập, của TCH. Các đặc điểm của nền kinh tế - xã hội - văn hóa truyền thống đang bộc lộ rõ nét là động lực hay trở lực của sự phát triển và được biểu hiện cụ thể ở từng vùng, từng tộc người, cần có một nghiên cứu thấu đảo để có cơ sở khoa học cho việc đề ra các giải pháp định hưởng cho sự phát triển.

Trong khi đó, các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc với các chương trình, chính sách phát triển và các giải pháp cụ thể đã giúp cho các vùng biên giới tiếp giáp Việt Nam có những thay đổi lớn lao, tạo ra sự thu hút lớn đối với các tộc người ở biên giới của nước ta; hay vùng biên giới Việt Nam đang chịu tác động ở các mức độ khác nhau từ nền kinh tế vùng biên giới các nước ngoài láng giềng, thông qua các hoạt động mưu sinh... Các mối quan hệ về kinh tế xuyên biên giới được tăng cường tạo điều kiện cho các quan hệ xã hội mở mang. Tình hình đó không khỏi ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, bảo vệ nguồn tài nguyên môi trưởng, đến ổn định xã hội, đặc biệt đến tâm lý, tỉnh cảm, ý thức quốc gia dân tộc của một bộ phận cư dân. Tuy nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội các vùng biên giới, nhất là các mối quan hệ kinh tế - xã hội xuyên biên giới ra sao; có quan hệ hay chịu ảnh hưởng, tác động như thế nào tử nền kinh tế - xã hội vùng biên giới nước ngoài và ảnh hưởng đến các mặt khác, đến sự phát triển chung của từng vùng, cũng như của đất nước ra sao, đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào làm rõ.

Trước tình hình trên, cần có một nghiên cứu thấu đáo về kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới, nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc đề ra các chính sách, các giải pháp giúp cho vùng biên giới phát triển bền vững, có tiềm lực để hội nhập quốc tế.

Do vậy, cuốn sách Một số vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới Việt Nam do PGS.TS. Bùi Xuân Đinh và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thanh là đồng chủ biên, đã được thực hiện dựa trên kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ cùng tên.

Cuốn sách được cấu trúc làm bốn chương, với sự tham gia của các tác giả như sau:

Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về kinh tế các vùng biên giới: PGS. TS. Bùi Xuân Định, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thanh, Thạc sĩ Trần Hồng Thu.

Chương 2. Những vấn đề đói nghèo, chênh lệch phát triển và ảnh hưởng của các yếu tố xã hội của tộc người với phát triển các vùng biên giới: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thanh, PGS. TS. Bùi Xuân Đỉnh.

Chương 3. Vấn đề tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự ở các tỉnh biên giới: PGS. TS. Bùi Xuân Đỉnh, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thanh, Tiến sĩ Lê Hải Đăng.

Chương 4. Những vấn đề cơ hội, thách thức cho sự phát triển về kinh tế - xã hội vùng biên giới và khuyến nghị: PGS. TS. Bùi Xuân Đỉnh, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Thanh.

Ngoài ra, cuốn sách còn có sự cộng tác của Thạc sĩ Nguyễn Công Thảo và các nhà khoa học trẻ thuộc Viện Dân tộc học: Thạc sĩ Phạm Quang Linh, Thạc sĩ Hoàng Phương Mai, NCS. Nguyễn Thị Tám, Cử nhân Tạ Thị Tâm.

Nhân dịp cuốn sách được xuất bản, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cá nhân, các cơ quan, đoàn thể, địa phương đã ủng hộ, giúp đỡ và tạo thuận lợi để chúng tôi có thể hoàn thành công trình này.

Mặc dù nhóm tác giả có nhiều cố gắng, song do trình độ còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan, nên cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được sự lượng thứ và những ý kiến đóng góp của bạn đọc xa gắn.

Hà Nội, tháng 8 năm 2013

T.M. CÁC TÁC GIẢ

BÙI XUÂN ĐỈNH - NGUYÊN NGỌC THANH

Gợi ý cho bạn

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua
17 Tháng 04

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua

Thực phẩm tươi luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

Các loại ớt cay nhất thế giới
01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới