logo
  • Đổi mới phương pháp Dạy - Học môn cơ sở Văn hóa Việt Nam

Đổi mới phương pháp Dạy - Học môn cơ sở Văn hóa Việt Nam

Tác giả
Chu Thị Thanh Tâm - Trần Thúy Anh

Số lượt xem : 613

Số lượt download : 42

Ngày upload : 10/05/2023

Ngày cập nhật : 07/05/2024

Tags : Tham khảo Văn Hóa Lối sống Giáo dục

Kích thước : 56.47 MB

Số trang : 202

Năm 1998 tôi có dịp sang Malaysia tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống. Các bạn đồng nghiệp Malaysia ở Công viên công nghệ cao kể lại: Cách đây 5 năm, Thủ tướng Mahathir đã phát biểu tại buổi ra mắt Trung tâm Công nghệ thông tin rằng: Thành tựu lớn nhất của nhân loại của thế kỉ XX là Internet. Người Malaysia phải được hưởng những thành tựu đó và Internet cũng cần thiết như điện, điện thoại, vô tuyến...ta dùng hàng ngày. Ngài Thủ tướng biểu 5 triệu đô la để thực hiện việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ thông tin vào cuộc sống. Các bạn “khoe” với tôi, chỉ 5 năm sau rất nhiều gia đình đã sử dụng máy vi tính vì có 2 phần mềm được miễn phí. Đó là công việc nội trợ trong gia đình và chương trình giáo dục phổ thông. Phải nhanh chân hoà mình vào nhịp sống hiện đại. Đặng Dung ngày xưa đã viết:

Thời lại đồ điếu thành công dị

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa!

Nhìn trên tổng thể và toàn cục, thế giới loài người đi vào thế kỉ XXI với một bước ngoặt vĩ đại của lịch sử. Sự chuyển hướng đó diễn ra dưới sự tác động sâu sắc, toàn diện của ba cặp các sự kiện quan trọng đồng thời:

- Hai sự chuyển hướng chiến lược toàn cầu: Từ đối đầu chạy đua vũ trang sang đối thoại cùng tồn tại hoà bình; từ châu Âu- Đại tây dương sang châu Á- Thái Bình Dương.

- Hai cuộc cách mạng đồng thời: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ chuyển từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh tin học hoá (hay hậu công nghiệp); cuộc cách mạng xã hội chuyển từ Chủ nghĩa tư bản sang Chủ nghĩa xã hội (hay hậu tư bản).

- Hai quá trình đồng thời: Khu vực hoá và toàn cầu hoá.

Ba cặp những sự kiện trên đã làm thay đổi đến tận gốc bộ mặt thế giới, ảnh hưởng đến từng quốc gia và chỉ có thể bằng công nghệ tin học mới giúp ta xác định được chiến lược phát triển. Đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức, đổi mới phương pháp theo hướng hiện đại hoá truyền thống để thích nghi với thời cuộc là điều bắt buộc đối với mọi người nếu chúng ta không muốn “bị tụt hậu” và bị đẩy ra ngoài lễ của sự phát triển.

Nền học vấn của thế kỉ XXI đòi hỏi chúng ta phải khắc phục những bất cập với ba yêu cầu mới: Tư duy phức hợp; kiến thức đồng bộ; phương pháp đa liên ngành.

Ở nước ta, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành cuộc cải cách giáo dục mang tính cách mạng để đào tạo những con người mới. Do đó hơn đầu hết giáo dục phải gắn kết với Khoa học Công nghệ và thực hiện hai chức năng: Kế thừa và sáng tạo văn hoá.

Tôi rất vui mừng được giới thiệu với các em sinh viên cuốn sách “Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở Văn hoá Việt Nam". Đây là công trình đầu tiên được ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy- học một bộ môn khoa học mới thuộc Văn hoá học.

Như chúng ta đều biết, trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khái niệm văn hoá khá mơ hồ và nhận thức rất khác nhau, có một thời văn hoá được phân thân thành đối tượng của nhiều ngành khoa học. Cho đến hôm nay, bộ môn Văn hoá học vẫn còn đang là vấn đề tranh cãi. Ở nước ta, sinh viên được cung cấp một số tri thức về Văn hoá Việt Nam nhưng chưa dựa trên cơ sở khoa học của bộ môn Văn hoá học- cũng giống như chúng ta học tiếng Việt và nói tiếng Việt rất giỏi nhưng ta không phải là nhà Việt ngữ học!

Vì vậy, các tác giả cuốn “Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở Văn hoá Việt Nam” đã dựa vào 2 giáo trình chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo của GS. Trần Quốc Vượng và PGS. Trần Ngọc Thêm để biên soạn thành một kiểu giáo trình dàn dựng theo công nghệ Multimedia (đa phương tiện) trên máy tính. Đây là một việc làm hoàn toàn mới mẻ, áp dụng cho một bộ môn “hắc búa”, “rằng hay thì thật là hay” nhưng học xong học trò cảm thấy mông lung, mơ màng, không rành mạch rõ ràng như bộ môn địa lý học, kinh tế học, vv...

Việc sử dụng công nghệ thông tin cho phép các soạn giả không những hiện đại hoá phương pháp dạy- học mà quan trọng hơn là giúp cho giảng viên khắc phục được những khó khăn trong việc giảng dạy Văn hoá Việt Nam với tư cách là một bộ môn của Văn hoá học:

Một là, bằng phương pháp Multimedia, các soạn giả có thể định lượng khối kiến thức cần và đủ cho sinh viên (vốn dễ bị “miên man”!) theo một hệ thống thao tác bước đầu của Văn hoá học (mà chúng ta đang xây dựng). Đó là hệ thống những khái niệm cơ bản như định nghĩa văn hoá, đặc trưng và chức năng, cấu trúc văn hoá, môi trường văn hoá, tiếp xúc và giao lưu văn hoá...Để trên cơ sở đó cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về lịch sử văn hoá Việt Nam, không gian văn hoá Việt Nam cùng với những thành tố văn hoá như ngôn ngữ, nhận thức, cộng đồng, tín ngưỡng tôn giáo, phong tục, nghệ thuật, ẩm thực, thời trang, kiến trúc, giao thông vận tải, giao tiếp.

Ngoài những kiến thức cơ bản được định lượng và mô hình hoá trình bày trong các Slides, sinh viên còn được hướng dẫn trả lời câu hỏi, phương pháp thực hành nghiên cứu và tham khảo sách báo bằng việc truy cập internet. Như vậy, chúng ta dần dần có thể thực hiện cách truyền thụ kiến thức theo phương pháp mới dành cho trình độ đại học: 30% kiến thức ở lớp, 70% kiến thức trên mạng.

Điều này đặc biệt quan trọng với bộ môn “Cơ sở Văn hoá Việt Nam" bởi lẽ, kiến thức của nó xem ra bao la không bờ bến, giảng viên và sinh viên dễ bị “sa đà”; nhưng quan trọng hơn là nó cho phép gợi mở những điều hiểu biết và cảm nhận sẵn có trong mỗi con người, bởi vì con người sống trong môi trường văn hoá.

Thứ hai, công nghệ thông tin cho phép giới thiệu những biểu hiện văn hoá một cách trực quan sinh động (ngôn ngữ, âm nhạc, hội họa...), đưa sinh viên đi vào cuộc sống văn hoá một cách tự nhiên, thoải mái, đầy hấp dẫn- kho dữ liệu phong phú, đa dạng của văn hoá nhờ công nghệ thông tin tích hợp và lưu giữ trong các “kênh”. Sinh viên có thể sống trong môi trường cộng sinh văn hoá (nhiều nền văn hoá)- một đặc trưng của thời đại. Nhất là đối với Văn hoá Việt Nam, một nền văn hoá nằm ở ngã tư đường, có sự tiếp xúc lâu dài với các nền văn hoá trong khu vực, phương Đông và phương Tây. Phương pháp so sánh là bắt buộc để nhận diện Văn hoá Việt Nam.

Những nội dung trên đây đã được các soạn giả trình bày một cách khoa học, công phu, vừa mạch lạc vừa đẹp làm cho sinh viên nhận thức rõ được vai trò của công nghệ thông tin trong giáo dục đại học và khả năng ứng dụng của nó trong việc dạy và học bộ môn “Cơ sở Văn hoá Việt Nam".

Đương nhiên “Vạn sự khởi đầu nan”, nhưng “đầu đi thì đuôi lọt” — Hơn thế nữa, đây là một thể nghiệm đầy nghịch lý: Đưa một cái vô hạn của cảm nhận và thức nhận với muôn hình vạn trạng vào trong khuôn viên hữu hạn mang tính kĩ thuật- dù đó là kĩ thuật tối tân nhất, buộc người thầy và sinh viên phải có một tinh thần sáng tạo, mạnh dạn đổi mới với một tâm hồn nhạy cảm, những khát vọng chắp cánh cho những ước mơ.

Hy vọng rằng, một vài năm sau, các soạn giả không còn quá lệ thuộc vào hai giáo trình của bậc thầy mình, những cây đại thụ, để vươn ra bằng cách mở rộng, đào sâu, sắp xếp lại những ý tưởng mới, tự mình thể hiện mình trên cơ sở kế thừa của cả thế hệ đi trước và các bạn đồng nghiệp cùng thời để xây dựng một giáo trình hiện đại. Trước mắt, trong quá trình dạy và học, tôi đề nghị bổ sung thêm một số vấn đề cơ bản để nhận diện Văn hoá Việt Nam:

- Cơ tầng Đông Nam Á trong văn hoá Việt Nam.

- Quá trình tích hợp văn hoá trong một quốc gia đa dân tộc như Việt Nam (chứ không phải chỉ văn hoá người Việt- mà ngay văn hoá của người Việt cũng là một sự tích hợp).

- Nhấn mạnh nghệ thuật ngôn từ vốn là một đam mê của người Việt (thích chữ nghĩa văn chương).

- Những hệ giá trị của Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại, cổ suý cho những khuynh hướng lành mạnh, phê phán loại trừ những giá trị không còn phù hợp, thực hiện mục tiêu của văn hoá: Giáo dục cho người ta biết làm người!

Tôi xin trân trọng giới thiệu cùng các em sinh viên, các bạn đọc xa gần cuốn sách “Đổi mới phương pháp dạy - học môn Cơ sở Văn hoá Việt Nam” với một niềm sung sướng và tự hào: Con hơn cha là nhà có phúc!

Hà Nội tháng 10 năm 2004

( 50 năm ngày giải phóng thủ đô )

GS.TS. Phạm Đức Dương

Chủ tịch Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á- Việt Nam

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu
09 Tháng 06

Bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu

Chạy bộ là một hình thức tập luyện đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để cải thiện sức khỏe và tăng cường thể lực. Đối với người mới bắt đầu, bước đầu tiên là quan trọng nhất và đòi hỏi một sự chuẩn bị cẩn thận để tránh chấn thương và duy trì động lực. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết tập luyện chạy bộ cho người mới bắt đầu.

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram
31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê
23 Tháng 04

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê

Trong thống kê, xác suất là một trong những khái niệm cơ bản để phân tích dữ liệu. Xác suất được định nghĩa là tỷ lệ giữa số trường hợp có thể xảy ra và số trường hợp có thể xảy ra.

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?
16 Tháng 04

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao trí tuệ và kiến thức, mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình cảm và mối quan hệ của chúng ta.

Quy luật 37% là gì?
21 Tháng 04

Quy luật 37% là gì?

Thống kê học có nhiều quy luật và hằng số chẳng những rất thú vị mà còn gây ngạc nhiên. Chúng ta đã biết những trị số 0.05 để tuyên bố một khám phá, hay hằng số 1.96 của phân bố chuẩn có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Nhưng có lẽ ít ai biết được quy luật 37%. Đây là một quy luật mới được tái khám phá, nhưng có nhiều ứng dụng trong y khoa, khoa học, tìm nhân viên, thậm chí... tình yêu.