Thoạt nhìn, tưởng chừng như số lượng sách hiện có về đề tài chăm sóc em bẻ đã là quá nhiều. Tuy nhiên, sau hai mươi năm làm việc về đề tài này, tôi luôn cảm thấy ngay cả những quyển sách hướng dẫn chăm sóc bé hay nhất vẫn còn những thiếu sót. Chẳng hạn như có quá ít sách viết về trẻ từ ba đến năm tuổi. Tôi cũng cảm thấy chắc chắn rằng những phụ nữ có con là các trẻ có yêu cầu đặc biệt hay trẻ mắc bệnh mạn tính và thiểu năng sẽ cảm thấy không thỏa mãn với đa số sách về chăm sóc em bẻ, kể cả những quyển sách của tôi, vì con của họ chưa được quan tâm chủ trọng đúng mức. Vai trò của người cha vẫn bị lơ là, và có một khuynh hướng xem nhẹ tác động của một hiện tượng mới mẻ lên tổng thế gia đình. Hiện tượng này bắt đầu từ thập niên 1990, với việc ngày càng có thêm nhiều bà mẹ đi làm việc, vẫn để lựa chọn cách chăm sóc bé trở nên bức thiết hơn nhiều so với trước kia.
Trong những quyển sách mà tôi đã viết trước đây có những phần thích đáng dành để nói về cách chăm sóc trẻ sinh đôi, mình họa cách điều trị các chứng bệnh từ tai đóng mủ đến bệnh tràn dịch não, và đi toàn diện vào những chủ đề phức tạp như sơ cấp cứu cho trẻ. Đáng chú ý nhất là tôi đã không cho rằng mình có thể tự do giải thích về việc sự phát triển cơ thể, trí tuệ và xã hội của trẻ có liên hệ như thế nào với việc nắm bắt kỹ năng. Đây là một đề tài có tầm quan trọng thiết yếu đối với các bậc cha mẹ. Chẳng hạn như nếu không biết rằng phải đến khi các dây thần kinh và cơ bắp của bé đã trưởng thành thì bé mới có thể chủ động kim giữ được một bàng quang căng đầy nước tiểu và không đái dầm nữa, vì không hiểu rõ điều này các ông bố bà mẹ đã bắt buộc con mình phải “học đi tiểu đúng cách” một đòi hỏi không phù hợp và nhẫn tâm khi cơ thể bé chưa phát triển đầy đủ.
Quy mô của quyển sách này đã cho tôi có cơ hội bổ sung một số thiếu sót và mở rộng về khoảng thời gian hai năm tuổi rất quan trọng trước khi bé đến trường. Các em bé ba tuổi có những bước tiến lớn trong mọi mặt phát triển khi chúng được gửi đến học tại các lớp nhà trẻ và mẫu giáo, và cần phải có sự kiên nhẫn, thấu hiểu và sự hỗ trợ lớn từ phía cha mẹ để trẻ có thể phát triển được toàn bộ tiềm năng của mình - mà xét cho cùng, đấy chính là quyền lợi của mọi đứa trẻ.
Vì vậy, đồng thời với việc hướng dẫn về mọi khía cạnh thường ngày của em bé và cách thức chăm sóc trẻ, quyển sách này còn bao hàm cả các nội dung về việc giúp các bậc cha mẹ nắm bắt các kỹ năng và thấu hiểu vai trò của mình trong nhiệm vụ là người thầy đầu đời để giúp bé phát triển tốt và toàn diện hơn, và - điều mà tôi luôn khao khát được viết trong suốt hai thập niên qua - là những khác biệt giữa các bé trai và bé gái, về cả thể chất lẫn tính cách để hướng dẫn cho các bậc cha mẹ về cách chăm sóc, nuôi dưỡng cũng như khuyến khích phát triển những phần tốt tốt đẹp nhất của một bé gái hay một bé trai.
Trong hai mươi năm viết về đề tài chăm sóc trẻ em, mục đích của tôi luôn là để giúp các bậc cha mẹ cảm thấy độc lập, tự tin và tự do để làm theo bản năng của mình - vốn gần như lúc nào cũng đúng. Đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội để làm như vậy. Trong quyển sách này, tôi đã có thể bổ sung, mở rộng và giới thiệu các nghiên cứu mới nhất trong nhiều lĩnh vực mà trước đây tôi cảm thấy còn bị hạn chế. Dù đây không phải là quyển sách cuối cùng về đề tài này, nhưng nó cũng đã rất gần với sự toàn diện mà tôi mong muốn.
DR. MIRIAM STOPPARD