Con người sở hữu những khả năng nào? Câu hỏi này không hề đơn giản để trả lời. Chúng ta thường tự vấn: "Mình là ai? Mình có thể làm gì? Nếu dùng hết sức lực và khả năng để thực hiện một việc, liệu có thành công theo ý muốn không?"
Nhưng vấn đề không chỉ nằm ở việc tự đặt ra những câu hỏi trừu tượng, mà còn phải xem xét đến khả năng toàn diện của mỗi người và biết cách tự đối thoại với bản thân một cách khoa học.
Làm sao chúng ta có thể đo lường được tốc độ của cảm quan thị giác, dung lượng của sự tập trung, thời gian phản ứng, hay giới hạn của khả năng kiểm soát cảm xúc của mình? Do không biết được những điều này, chúng ta không thể nhận thức rõ ràng về quá trình tâm lý của con người, thậm chí không thể đánh giá khách quan về năng lực của một cá nhân.
Vậy thì, con người có những khả năng gì?
Cuốn sách "Từ mơ mộng đến khám phá" đã nêu ra các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động khoa học. G. Xêliê, một nhà nghiên cứu bệnh lý học, đã khẳng định: "Sức mạnh tâm hồn của con người tương đương với sức mạnh vật chất của hạt nhân nguyên tử. Do đó, ông kết luận rằng óc sáng tạo của con người thực sự không biên giới và không bao giờ kiệt quệ.
Chúng ta có thể khẳng định rằng không ai có thể xác định giới hạn trí tuệ của con người. Chúng ta không bao giờ sử dụng hết khả năng của mình, vì khi não bộ hoạt động theo một thói quen nhất định, chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ của sức mạnh phi thường đó.
Do đó, tạo hóa đã ban tặng cho mỗi chúng ta một kho báu vô giá, nhưng do suy nghĩ không linh hoạt, chúng ta không biết cách khai thác để phát triển khả năng của mình thành tài năng như Einstein, Komogorov, hay Stanislavski... Thực tế, chúng ta hoàn toàn có khả năng làm chủ bản thân và thể hiện toàn bộ năng lực của mình thông qua việc tự nghiên cứu và chuyên sâu vào một vấn đề cụ thể.
Để hoàn thiện bản thân trong một lĩnh vực cụ thể, chúng ta cần đặt ra mục tiêu cao hơn để nỗ lực phấn đấu. Điều này là rất quan trọng.
Tác giả cũng không đi sâu vào những suy tư về triết học và những nghiên cứu về xã hội học, nhưng cũng không vì thế mà quên vận dụng phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Tóm lại, tác giả muốn người đọc chú ý đến vấn đề đào tạo cá nhân phát triển một cách hài hòa. Tác giả cũng muốn nhân dịp này cung cấp một khồi lượng tối đa những thông tin bổ ích mà cuốn sách này có thể chứa đựng.
Khi đọc cuốn sách này, chắc chắn các bạn thấy việc tự hoàn thiện mình là rất khó. Con đường quả lắm chông gai! Liệu những lời khuyên bảo dặn dò có ích gì nếu như mỗi chúng ta đã tự mình dễ dàng leo lên những bậc thang của khả năng, có thể tiến tới tự hoàn thiện mình, tự trau dồi kiến thức chuyên môn và các khả năng khám phá, sáng tạo.
Nếu mới chỉ ra được đường đi không thôi thì chưa đủ mà cần phải tìm ra các biện pháp để vượt qua trờ ngại. Đó chính là mục đích của cuốn sách này, với những kế hoạch, với những chỉ dẫn để giúp bạn từng bước tiến lên phía trước.
V. Pékélis