logo
  • Việt Nam - Ai Cập - Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới

Việt Nam - Ai Cập - Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới

Tác giả
Bùi Nhật Quang - Trần Thị Lan Hương

Số lượt xem : 573

Số lượt download : 52

Ngày upload : 03/09/2023

Ngày cập nhật : 17/05/2024

Tags : Kinh tế Chính trị Quan hệ Quốc tế Ngoại giao Ai Cập

Kích thước : 73.50 MB

Số trang : 345

Ai Cập là một quốc gia đặc biệt mà mỗi khi nhắc tới tên gọi đã mang trong đó âm hưởng của một nền văn hóa, văn minh thuộc loại lâu đời nhất thế giới. Kế thừa lịch sử phát triển lâu đời đó, đất nước Ai Cập hiện đại ngày nay lại được biết tới với vai trỏ một nước lớn trong khu vực châu Phi - Trung Đông và cũng là thành viên quan trọng hàng đầu của thế giới Arab. Điểm đáng chú ý là kể từ thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI, tỉnh hình toàn thế giới Arab đã trải qua những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh mà nổi bật nhất chính là biến động chính trị, xã hội với tên gọi "Mùa xuân Arab" dẫn tới sự sụp đổ của chính quyển tại nhiều quốc gia Arab và sức ép phải cái cách, chuyển đổi ở nhiều quốc gia khác. Mặc dù còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn nhưng đối với Việt Nam, châu Phi - Trung Đông và đặc biệt là thế giới Arab vẫn là khu vực thu hút được sự chú ý do những cơ hội hợp tác đang rộng mở và kết quả trên thực tế đã thể hiện ở sự gia tăng mạnh mẽ của trao đổi thương mại, hợp tác lao động và hợp tác chính trị, ngoại giao. Chính phủ Việt Nam đã để ra nhiều kế hoạch hợp tác quan trọng với châu Phi, Trung Đông như Chương trình hành động quốc gia thúc đẩy hợp tác Việt Nam - châu Phi giai đoạn 2004 – 2010 và Đề án thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015'. Bên cạnh đỏ, Việt Nam cũng đã tổ chức thành công nhiều sự kiện lớn để triển khai hoạt động hợp tác trên thực tế như Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – châu Phi tháng 7/2010, Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Đông. Bắc Phi tháng 11/2013, v.v..

Ai Cập có vị trí địa chiến lược đặc biệt, kéo dài từ bán đảo Sinai (Tây Ả) đến vùng đất rộng lớn thuộc châu thổ sông Nile (Bắc Phi) và đem lại cho quốc gia này vai trò của một quốc gia Ả - Phi với sự can dự sâu rộng vào các vấn đề của khu vực Trung Đông, đồng thời cũng có tiếng nói và ảnh hưởng lớn tại châu Phi. Nhìn nhận về Ai Cập như vậy. Chính phủ Việt Nam đã sớm xác định đây là một đối tác trọng điểm tại châu Phi - Trung Đông để đẩy mạnh hợp tác toàn diện, cả về chính trị, ngoại giao cũng như thương mại, đầu tư, du lịch. Quan hệ Việt Nam - Ai Cập là mối quan hệ truyền thống đã có lịch sử phát triển lâu năm với nhiều văn bản hợp tác quan trọng đã được ký kết và thực hiện. Tuy nhiên, kết quả hợp tác dường như vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của hai nước. Việc tìm hiểu sâu về đất nước Ai Cập, những đặc điểm nổi bật của đất nước này, lợi thế và bắt lợi thế của Ai Cập trong quan hệ với Việt Nam là điều cần thiết để từ đó xác lập những chiến lược, giải pháp thích hợp nhất nhằm phát triển quan hệ Việt Nam - Ai Cập trong hiện tại cũng như trong tương lai nhiều năm sắp tới.

Như vậy, mục tiêu chung của công trình nghiên cứu này là làm rõ những vấn đề lý luận về hợp tác song phương giữa hai quốc gia và trên cơ sở do phân tích thực trạng hợp tác quan hệ Việt Nam - Ai Cập trong các lĩnh vực chủ yếu. Thông tin có được từ nghiên cứu, phân tích về thực trạng hợp tác được sử dụng làm căn cứ để đưa ra những kiến nghị, đề xuất những giải pháp phù hợp đối với nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Ai Cập trung giai đoạn sắp tới. Các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản bao gồm:

Thứ nhất, đánh giá cơ sở thực tiễn và xác định nhu cầu, khả năng hợp tác Việt Nam - Ai Cập.

Thứ hai, đánh giá thực trạng quan hệ Việt Nam - Ai Cập những năm gần đây với các lĩnh vực chủ yếu là chính trị - ngoại giao, hợp tác kinh tế, hợp tác văn hóa - xã hội.

Thứ ba, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp định hướng cho Nhà nước, doanh nghiệp, địa phương trong việc tăng cường và mở rộng hợp tác Việt Nam - Ai Cập từ nay đến năm 2020 và những năm sau đó.

Kết quả nghiên cứu có được là kết quả của nhiệm vụ hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ theo Nghị định thư do PGS.TS. Bùi Nhật Quang làm chủ nhiệm nhiệm vụ, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông là cơ quan chủ trị và thực hiện với sự tài trợ kinh phí của Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc hoàn thiện công trình nghiên cứu để công bố dưới dạng sách chuyên khảo được thực hiện với sự hỗ trợ tích cực của đồng tác giá là 15. Trần Thị Lan Hương. Ngoài ra, trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, hàng loạt các hoạt động khoa học khác đã được triển khai như khảo sát thực tế tại Ai Cập, tại một số bộ, ngành, địa phương trong nước, tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học, hỏi ý kiến chuyên gia. Thông qua các hoạt động này, nhóm tác giả đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp hết sức có giá trị của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà ngoại giao của cả Việt Nam và Ai Cập. Chúng tôi xin được cảm ơn sự đóng góp to lớn và hết sức thiết thực cả về mặt khoa học và thực tiễn của:

- Ông Osama Tawfik Badr, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao kiêm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ngoại giao, Bộ Ngoại giao Ai Cập.

- GS. Samir Amin, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Arah và châu Phi, Cairo, Ai Cập.

- TS. Shahida El-Baz, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Arab và châu Phi, Cairo, Ai Cập.

- GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

- Ông Phạm Sỹ Tam, Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Arab Ai Cập (nhiệm kỳ 2009 – 2012).

Chúng tôi cũng xin được ghi nhận và cảm ơn công sức đóng góp, sự hỗ trợ nhiệt tình về nhiều mặt của các nhà nghiên cứu, công chức, viên chức của Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, Ban Quản lý Khoa học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng như cán bộ các cơ quan quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ là Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Khoa học Xã hội và Tự nhiên. Vụ Kế hoạch Tài chính

Nhóm tác giả trân trọng giới thiệu ấn phẩm khoa học Việt Nam - Ai Cập; phát triển quan hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin mà ẩn phẩm cung cấp sẽ giúp độc giả có cách nhìn nhận mới, rõ ràng hơn, tích cực hơn về Ai Cập với vai trò một quốc gia quan trọng của khu vực châu Phi - Trung Đông và cân nhắc về khả năng của Việt Nam trong phát triển quan hệ hợp tác với Ai Cập trong hiện tại cũng như trong những năm sắp tới.

Chủ Biên

PGS.TS. BÙI NHẬT QUANG

Gợi ý cho bạn

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử
13 Tháng 01

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, cùng với sự thuận tiện này là nguy cơ gặp phải các trường hợp gian lận trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Các loại ớt cay nhất thế giới
01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Quy luật 37% là gì?
21 Tháng 04

Quy luật 37% là gì?

Thống kê học có nhiều quy luật và hằng số chẳng những rất thú vị mà còn gây ngạc nhiên. Chúng ta đã biết những trị số 0.05 để tuyên bố một khám phá, hay hằng số 1.96 của phân bố chuẩn có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Nhưng có lẽ ít ai biết được quy luật 37%. Đây là một quy luật mới được tái khám phá, nhưng có nhiều ứng dụng trong y khoa, khoa học, tìm nhân viên, thậm chí... tình yêu.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.