logo
  • Triết học Descartes

Triết học Descartes

Tác giả
Trần Thái Đỉnh

Số lượt xem : 1022

Số lượt download : 168

Ngày upload : 05/10/2023

Ngày cập nhật : 01/05/2024

Tags : Khoa học xã hội Triết học Đại cương Tư tưởng Khoa học

Kích thước : 26.74 MB

Số trang : 593

Nhà xuất bản Văn Học đề nghị in chung 3 cuốn sách này làm một. Tôi tán thành ngay, vì thấy cũng có lý. Vừa tiện dụng cho các sinh viên, vừa để có một thứ “ Descartes toàn thư”, bởi vì thật ra Descarter đã chỉ viết có 2 cuốn đặc biệt đáng kể và luôn được lịch sử triết học đề cao: đó là cuốn “Phương pháp luận” và cuốn “Những suy niệm siêu hình học”. Còn cuốn “Triết học Descartes” của tôi nên được coi là một dẫn nhập, giúp các sinh viên tìm hiểu tư tưởng triết học của Descartes.

Cuốn Phương pháp luận rất quan trọng. Tuy được viết bằng tiếng Pháp là ngôn ngữ bình dân, chứ không bằng tiếng la-tinh là ngôn ngữ các trường Đại học Tây phương hồi đó ở Pháp cũng như ở Đức, ở Ý cũng như ở Anh. Và tuy như Descartes nói, ông muốn để “các bà cũng có thể đọc, để hiểu chút ít về triết học", nhưng thật ra Descartes đã muốn tung nó ra như một bản Tuyên ngôn của nền triết học mới, đồng thời để thăm dò ý kiến của giới Đại học và nhất là của Giáo hội, sau vụ án Galilée mới diễn ra trước đó vài năm (1633).

Cuốn Phương pháp luận đã thật sự là một bản Tuyên ngôn, một thách thức lớn lao đối với toàn bộ nền văn học thời đó. Ngay nơi Phần I của cuốn sách, Descartes đã có lời phê phán tất cả nền văn học thời đó, từ văn chương đến triết học, từ các khoa học đến thần học. Riêng về khoa triết học, ông đã hai lần đưa ra những nhận định về môn này. Lần thứ nhất ông viết: “Tôi biết triết học là môn dạy người ta biết cách nói một cách có vẻ đúng về mọi sự, và làm cho những kẻ ít học khâm phục mình”. Lần thứ hai, chỉ sau đó một trang, ông lại trở lại phê phán với những lời nặng nề hơn. Và tuy chỉ nhắm vào triết học kinh viện, nhưng vì hồi đó triết kinh viện là nền triết học thống trị Tây phương, cho nên sự phê phán của ông được coi là phê phán tất cả nền triết học thời đó. Ông viết: “Tôi sẽ không nói gì về môn triết học, ngoài việc tôi thấy đó là môn đã được vun trồng bởi những tâm trí siêu đẳng từ nhiều thế kỷ, vậy mà không có điều gì người ta không tranh luận với nhau, bởi vậy không có điều gì không đáng hoài nghi. Vì thấy có quá nhiều ý kiến khác nhau giữa những bậc thông thái về cùng một vấn đề, và không có lấy một ý kiến nào chân thật, cho nên tôi coi tất cả những gì chỉ có vẻ đúng kia là sai lầm”.

Như vậy, theo Descartes, người ta cần phải gạt bỏ cái nền triết học chỉ chứa đựng những điều “có vẻ thật và đáng hoài nghi này”, để xây dựng một triết học mới, trên nền tảng những chân lý bất khả nghi, tuyệt đối vững chắc.

Với phương pháp hoài nghi, Descartes đã loại bỏ tất cả mọi tri thức vẫn được coi là hiển nhiên như tri thức ta có về vạn vật xung quanh, về bản thân mình. Nhưng ông thấy không thể hoài nghi về hành vi nghĩ tưởng của mình, “vì khi tôi nghĩ mọi sự là giả dối, không có thật, thì tôi là kẻ nghĩ như thế phải thật sự hiện hữu". Cho nên Descartes đã coi “Tôi nghĩ tưởng, vậy tôi có đây” (Je pense, donc je suis) là chân lý bất khả nghi, tuyệt đối chắc chắn. Và ông lấy đó làm "nguyên lý số một của nền triết học đang tìm kiếm”

Nhưng với cuốn Những suy niệm, Descartes mới thật sự bước vào cuộc chiến chống lại triết học kinh viện đang thống trị thời đó. Cuốn sách được viết bằng tiếng la-tinh là ngôn ngữ các trường Đại học Tây phương, và được “Kính gửi các vị khoa trưởng và các vị tiến sĩ Phân khoa thần thánh môn thân học của Paris" (de la sacrée Faculté de théologie de Paris). Trong bài Kính gửi này, Descartes không có những lời phê phán như trong cuốn Phương pháp luận, trái lại ông còn tỏ ra kính trọng việc giảng dạy của các ngài. Nhưng nơi nội dung của cuốn sách, ông đã thẳng thắn nói lên lập trường của mình. Mở đầu bài Suy niệm I, ông đã viết ngay: “Từ mấy năm nay, tôi đã nhận ra rằng: từ hồi niên thiếu, mình đã chấp nhận nhiều điều sai lầm, coi đó là những chân lý, rồi trên những nguyên lý lỏng lẻo đó, tôi đã xây dựng những điều không vững chắc và rất đáng hoài nghi. Cho nên, một lần trong đời, tôi phải hủy bỏ tất cả những gì mình đã tin tưởng, để bắt đầu lại từ nền mỏng, nếu tôi muốn kiến thiết một cái gì vững chắc và lâu bền cho các khoa học”.

Tuyên bố như thế là quá rõ. Và người ta còn nhớ những gì ông đã viết trong cuốn Phương pháp luận 4 năm trước đó (Phần 6): "Phải thay thứ triết học hoàn toàn suy luận và vô bổ đang được giảng dạy trong các Đại học, bằng một nền triết học thực dụng, giúp con người trở thành những chủ nhân ông của thiên nhiên...”. Xin mở một ngoặc đơn ở đây: môn Vật lý thực dụng của Descartes chỉ là một mơ tưởng, vì vẫn xây nền trên Siêu hình học như cách thức của triết kinh viện. Phải đợi đến Newton, chúng ta mới có khoa Vật lý học thực nghiệm, với những nguyên lý và những định luật của nó, hoàn toàn độc lập đối với Siêu hình học. Thế nhưng mấy lời tuyên bố đầy vẻ tự đại và thách thức của Descartes đã lập tức gây sóng gió cho nền triết học phôi thai của ông và cho chính con người của ông. Cuốn sách được xuất bản năm 1641, thì năm 1642 Viện Đại học Utrecht (Hà Lan), dưới ngòi bút của ông Viện trưởng Voetius, đã tố cáo Descartes chủ trương thuyết vô thần, khiến ông suýt bị bắt và các tác phẩm bị đe dọa thiêu hủy. Sau đó vài năm, Descartes lại bị tố cáo tội tà thuyết bởi Đại học Leyde, và lần này ông cũng thoát khỏi truy nã nhờ uy lực của bạn hữu. Đó,là về phía Giáo quyền và chính quyền. Về phía văn học và triết học, ông đã gặp chống đối từ mọi phía, từ các nhà thần học đến các Giáo sư triết học. Các vấn nạn đó đều được viết bằng tiếng la-tinh và cũng được trả lời bằng tiếng la-tinh. Sau đó được bạn hữu của Descartes dịch sang tiếng Pháp, được Descartes duyệt lại và sửa chữa cho hoàn chỉnh, rồi được xuất bản cùng với những Suy niệm. Như vậy cuốn “Những suy niệm siêu hình học” gồm 6 Suy niệm kèm theo những vấn nạn và trả lời. Tất cả có 6 nhóm "Những vấn nạn và những trả lời", chia làm: “Những vấn nạn thứ nhất và Những trả lời thứ nhất”, rồi “Những vấn nạn thứ hai và Những trả lời thứ hai” v.v... Những vấn vạn và những trả lời này chiếm một số trang gấp 4 lần số trang của 6 Suy niệm. Cho nên cuốn Những suy niệm kèm theo những vấn nạn và những trả lời, vẫn được coi là phần quan trọng nhất của nền triết học Descartes.

Trên đây chúng tôi nói: cuốn Phương pháp luận và cuốn Những suy niệm được coi như tạo thành một thứ “Descartes toàn thư”, bởi vì lịch sử triết học chỉ đề cao và nghiên cứu về hai cuốn này, và trong việc giảng dạy về tư tưởng triết học Descartes, các Giáo sư cũng chỉ sử dụng hai cuốn này. Thật ra, Descartes còn cho xuất bản 2 cuốn nữa: cuốn “Những nguyên lý triết học” (1644) và cuốn “Những cảm thụ của linh hồn” (1649).

Cả hai cuốn này cùng được viết và đề tặng công chúa Elisabeth xứ Bohême, và cùng được viết theo lối giáo khoa, nhưng cả hai đều không mang lại điều gì mới cho nền triết học Descartes.

Ngay đối với cuốn “Những nguyên lý triết học”, học giả André Bridoux, người chịu trách nhiệm về cuốn “Descartes toàn thư” (Descartes: Oeuvres et Lettres) trong loại sách Pléiade của nhà xuất bản Gallimard, cũng đã chỉ cho in toàn bản văn Phần I (về khả năng nhận thức của con người). Phần II (Về các vật thể), tuy có chút giá trị về lịch sử văn học, nhưng “thật ra chứa đầy những điều quá cũ kỹ” (des choses vieillies). Phần III (Về vũ trụ) đã bị bỏ qua hoàn toàn, vì chủ trương những điều “quá lỗi thời" (périmées). Phần IV (Về trái đất): chỉ in lại 20 điều cuối cùng trong số 207 điều, để độc giả thấy không có gì đáng lưu ý về Vật lý học và Thiên văn học của Descartes.

Khỏi bàn đến cuốn “Les passions de l'âme” (Những cảm thụ của linh hồn) vì nó còn lỗi thời hơn cuốn “Những nguyên lý triết học”.

Như vậy, chỉ những đóng góp của Descartes về phương diện triết học đã thật sự lớn lao và có tính lịch sử. Tư tưởng triết học của Descartes đã giữ vai trò một khởi nguyên mới. Descartes đã có công đấu tranh chấm dứt sự thống trị mười mấy thế kỷ của triết học kinh viện (triết học Aristote – Thomas Aquinô), mở đường cho Hume, cho Kant, cho Husserl và nền triết học Tây phương ngày nay. Cho nên người ta có thể đồng ý với học giả A. Bridoux để nhận định rằng: “Ảnh hưởng của thuyết Descartes rất lớn lao, có thể nói lịch sử triết học đã gắn liền với lịch sử thuyết Descartes. Chỉ cần nhớ rằng hai học thuyết chủ yếu đang thống trị thế giới hôm nay, chủ nghĩa duy cơ và chủ nghĩa duy tâm đều bắt nguồn nơi triết học Descartes:

1. Thuyết Duy cơ: vai trò lớn lao Descartes dành cho thân thể…. và thuyết Duy cơ tự nó hướng tới chỗ giải nghĩa tất cả mọi sự.

2. Thuyết Duy tâm: dưới tất cả mọi hình thức đều xuất phát từ triết học Descartes, coi tâm trí là thực tại số một... Và cũng thuyết Descartes đã giúp bảo toàn ý chí tự do của con người, chống lại những yêu sách của các qui luật của thuyết Duy cơ, cũng như những đòi hỏi duy lý của thuyết Duy tâm. Bởi vì niềm tin vào tự do là nền tảng của thuyết Descartes" (1)

Xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Văn học, các bạn Nguyễn Quang Tuyến, Lê Nguyên Đại và Dương Anh Sơn đã giúp tái bản mấy tác phẩm này của Descartes, để các sinh viên có tài liệu học tập và nghiên cứu.

Bình Thạnh, ngày 5 tháng 3 năm 2005

TRẦN THÁI ĐỈNH

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học
13 Tháng 06

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học

Đọc sách bằng máy đọc sách có nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số lợi ích chính khi sử dụng máy đọc sách...

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?
16 Tháng 04

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao trí tuệ và kiến thức, mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình cảm và mối quan hệ của chúng ta.

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê
23 Tháng 04

Các phân phối xác suất phổ biến trong thống kê

Trong thống kê, xác suất là một trong những khái niệm cơ bản để phân tích dữ liệu. Xác suất được định nghĩa là tỷ lệ giữa số trường hợp có thể xảy ra và số trường hợp có thể xảy ra.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

Các loại ớt cay nhất thế giới
01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử
13 Tháng 01

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, cùng với sự thuận tiện này là nguy cơ gặp phải các trường hợp gian lận trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử