logo
  • Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884)

Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam (Từ năm 939 đến năm 1884)

Tác giả
Nguyễn Minh Tường

Số lượt xem : 957

Số lượt download : 169

Ngày upload : 17/12/2023

Ngày cập nhật : 15/05/2024

Tags : Tham khảo Khoa học xã hội Lịch sử Nghiên cứu Khoa học Lịch sử Việt Nam

Kích thước : 73.45 MB

Số trang : 921

Trong nhiều thập kỷ gần đây, lịch sử Nhà nước và Pháp quyền ở Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả trong nước và trên thể giới, với những hướng tiếp cận tuy có sự khác nhau, nhưng trên cùng một nhận thức mới. Trong khi trình bày về lịch sử Nhà nước quân chủ Việt Nam, không thể chỉ khảo sát về Nhà nước Đại Việt - Đại Nam của dân tộc đa số (Kinh), mà còn phải khảo sát cả Nhà nước Champa của dân tộc Chăm, từng tồn tại trên mảnh đất hình chữ S này.

Lịch sử Nhà nước quân chủ Việt Nam, được trình bày từ khi Ngô Quyền thành lập Vương triều Ngô (939) đến khi Vương triều Nguyễn không còn duy tri được nền độc lập, tự chủ nữa (1884). Trong thời gian gần 10 thế kỷ ấy, Nhà nước quân chủ Việt Nam là sự hình thành, phát triển và kế tục của 12 triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê - Trịnh, Chúa Nguyễn, Tây Sơn, Nguyễn của dân tộc Kinh cùng với Vương quốc Champa của dân tộc Chăm. Trước đây, sử gia thời quân chủ đứng trên lập trường Nho giáo, chỉ những triều đại chính thống mới được chép riêng thành Kỳ, như: Kỳ nhà Lý, Kỳ nhà Trần, Kỷ nhà Lê...; những triều đại không chính thống thì bị gọi là "Nhuận triều" (triều đại thừa), "Ngụy triều" (triều đại giả dối), như: triều Hồ, triều Mạc... Để nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan những "Nhuận triều", "Ngụy triều" nói trên, có nhiều cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức, nhiều công trình nghiên cứu được công bố; góp phần nâng cao nhận thức toàn diện về những đóng góp của Vương triều Hồ, Vương triều Mạc và Vương triều Tây Sơn... đối với tiến trình lịch sử dân tộc.

Chúng ta đều biết: Tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam là một trong những biểu hiện rõ ràng, cụ thể của nền văn minh, văn hóa - chính trị của dân tộc Việt Nam. Một nhà nước mạnh, một vương triều mạnh, tùy thuộc rất nhiều ở việc Nhà nước ấy được tổ chức như thế nào? Tổ chức bộ máy Nhà nước có khoa học không và vận hành có thật hữu hiệu không? Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trên, nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam (939-1884). Tuy nhiên, những công trình ấy, phần lớn chỉ mới mô tả một số thiết chế quan trọng của Nhà nước quân chủ như: chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, tổ chức quân đội..., chứ chưa quan tâm đúng mức đến các thành tố khác của tổ chức Nhà nước quân chủ như: pháp luật, việc kiểm tra, giám sát, việc đào tạo, tuyển dụng quan lại, nhiệm vụ, quyền lợi, khảo khóa quan lại, vấn đề khen thưởng, kỷ luật, hưu trí của quan lại. v.v...

Cuốn sách Tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884) của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường là một sự cố gắng, một thành tựu mới trên bước đường tiếp tục nghiên cứu về tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc. Trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu đã có và khai thác triệt để những thành tựu nghiên cứu mới của giới sử học Việt Nam và quốc tế, PGS.TS. Nguyễn Minh Tường đã nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam trải qua các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Champa, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung hưng, Chúa Nguyễn, Tây Sơn và Nguyễn.

Một nội dung quan trọng của công trình là tác giả đã phân tích, so sánh sự khác biệt và nêu lên đặc trưng của tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam, qua từng triều đại. Ngoài ra, PGS.TS. Nguyễn Minh Tường còn làm rõ nguồn gốc, danh xưng của từng chức quan, hay từng cơ quan của Nhà nước quân chủ Việt Nam khi tham khảo quan chế Trung Hoa. PGS.TS. Nguyễn Minh Tường đã trình bày hệ thống, cụ thể mọi mặt về tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam qua 8 nội dung: 1. Tổ chức chính quyền trung ương; 2. Tổ chức chính quyền địa phương; 3. Tổ chức quân đội; 4. Vấn đề ban hành luật pháp và việc thực thi pháp luật; 5. Cơ quan kiểm tra, giám sát bộ máy Nhà nước; 6. Cách tuyển bổ quan lại và lệ phong tước; 7. Nhiệm vụ và quyền lợi của hàng ngũ quan lại; 8. Vấn đề khảo khóa, thưởng phạt về chế độ hưu trí của quan lại. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cho hiện tại.

Công trình Tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884) của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường được kết cấu thành 10 chương, với các nội dung chính như sau:

- Chương 1: Khải luận về tổ chức Nhà nước quân chủ trong lịch sử phương Đông. Tác giả khảo sát một vài mô hình Nhà nước quân chủ tiêu biểu ở phương Đông, như: Nhà nước quân chủ Trung Quốc, Nhà nước quân chủ Nhật Bản, Nhà nước quân chủ Thái Lan. Đồng thời, tác giả làm rõ sự khác nhau giữa chế độ phong kiến Tây Âu và chế độ quân chủ phương Đông.

- Chương II: Tổ chức chỉnh quyền Trung ương (từ thời Ngô đến Lê Sơ). Tác giả tập trung làm rõ tổ chức chính quyền trung ương thời Ngô (939-965), thời Đỉnh (968-980), thời Tiền Lê (981-1009), thời Lý (1009-1225), thời vương quốc Champa từ thế kỷ II đến thế kỷ X và Vương triều Phật Thệ (Vijaya từ thế kỷ XI-XV), thời Trần (1225-1400), thời Hồ (1400-1407), thời Lê Sơ (1428-1527).

- Chương III: Tổ chức chính quyền trung ương (từ thời Mạc đến thời Nguyễn). Tác giả làm rõ tổ chức chính quyền trung ương thời Mạc (1527-1592), thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài (1599-1789), thời Chúa Nguyễn ở Đàng Trong (1558-1777), thời Tây Sơn (1778-1802), thời Nguyễn độc lập (1802-1884).

Chương IV: Tổ chức chính quyền địa phương. Tác giả tìm hiểu về tổ chức chính quyền địa phương các thời: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Champa, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Tây Sơn và Nguyễn.

Chương V: Tổ chức quân đội. Tác giả tập trung giới thiệu mô hình quân đội các thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Champa, Trần, Hồ, Lê Sơ, Mạc, Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Tây Sơn và Nguyễn.

Chương VI: Vấn đề ban hành luật pháp và thực thi pháp luật. Tác giả làm rõ những cố gắng của những người đứng đầu Nhà nước quân chủ Việt Nam trong việc nghiên cứu, biên soạn luật pháp và đưa pháp luật vào đời sống xã hội. Tác giả cũng phân tích rõ về những thành tựu của nền pháp luật Việt Nam, qua việc biên soạn hai bộ: Quốc triều hình luật (hay Luật Hồng Đức) dưới thời Lê Sơ và Hoàng Việt luật lệ (hay Luật Gia Long) dưới thời vua Nguyễn.

Chương VII: Cơ quan kiểm tra, giám sát bộ máy Nhà nước. Tác giả giới thiệu về các cơ quan kiểm tra, giám sát bộ máy Nhà nước (Ngự sử đài, hay Đô sát viện), theo nhóm: Lý - Trần - Hồ; Lê Sơ - Mạc; Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài; Tây Sơn - triều Nguyễn. Tác giả chứng minh cho biết các triều như: Ngô - Đỉnh - Tiền Lê và Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, do nhiều lý do chưa tổ chức cơ quan kiểm tra, giám sát này.

- Chương VIII: Cách tuyển bổ quan lại và lệ phong tước. Do sự hạn chế của sử liệu, nên tác giả chỉ trình bày cách tuyển bổ quan lại và lệ phong tước từ thời Lý đến thời Nguyễn. Tác giả làm rõ 3 phương thức chính tuyển bổ quan lại dưới thời quân chủ là: nhiệm tử, khoa cử (hay tuyển cử) và tiến cử (hay bảo cử), trong đó càng về sau, phương thức khoa cử (hay tuyển cử) được Nhà nước quân chủ coi trọng hơn. Tác giả cũng làm rõ các hình thức phong tước, từ lệ tập phong, tập tước đến tích phong, truy phong... của Nhà nước quân chủ Việt Nam.

Chương IX: Nhiệm vụ và quyền lợi của quan lại. Tác giả làm rõ trách nhiệm và quyền lợi tinh thần, quyền lợi vật chất của quan lại trong tổ chức chính quyền quân chủ.

- Chương X: Vấn đề khảo khóa, thưởng phạt và chế độ hưu trí của quan lại. Trong lịch sử quan chế của Nhà nước quân chủ Việt Nam dưới các thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, không thấy sử cũ ghi chép về chế độ khảo khóa quan lại. Do vậy, trong chương này, tác giả chỉ trình bày vấn đề trên từ thời Lý đến thời Nguyễn,

Ngoài ra, tác giả còn trình bày về lệ hồi tị (né tránh) và chế độ hưu trí của quan lại trong bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam.

Tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884) của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường là một công trình khoa học biên soạn công phu, nghiêm túc, có những đóng góp khoa học tích cực vào sự nghiệp nghiên cứu lịch sử Nhà nước quân chủ Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã và đang tiến hành cải cách nền hành chính quốc gia, từ trung ương xuống địa phương; chúng tôi thiết nghĩ nội dung của công trình này, sẽ góp phần không nhỏ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu... những bài học kinh nghiệm bổ ích và quý báu trong khi thực thi chức trách của mình.

Tôi xin trân trọng giới thiệu công trình Tổ chức bộ máy Nhà nước quân chủ Việt Nam (từ năm 939 đến năm 1884) của PGS.TS. Nguyễn Minh Tường với đông đảo bạn đọc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2015

Viện trưởng Viện Sử học

PGS.TS. ĐINH QUANG HẢI

Gợi ý cho bạn

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Quy luật 37% là gì?
21 Tháng 04

Quy luật 37% là gì?

Thống kê học có nhiều quy luật và hằng số chẳng những rất thú vị mà còn gây ngạc nhiên. Chúng ta đã biết những trị số 0.05 để tuyên bố một khám phá, hay hằng số 1.96 của phân bố chuẩn có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Nhưng có lẽ ít ai biết được quy luật 37%. Đây là một quy luật mới được tái khám phá, nhưng có nhiều ứng dụng trong y khoa, khoa học, tìm nhân viên, thậm chí... tình yêu.

Các loại ớt cay nhất thế giới
01 Tháng 11

Các loại ớt cay nhất thế giới

Bạn có biết rằng ớt cay không chỉ là một gia vị phổ biến trong ẩm thực, mà còn là một nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe? Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được ớt cay, đặc biệt là những loại ớt cay nhất thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn một số loại ớt cay nhất thế giới, cùng với độ cay và những thông tin thú vị về chúng.

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram
31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?
18 Tháng 10

Tại sao bạn nên ăn chay trường kỳ?

Bạn có biết rằng việc ăn chay trường kỳ không chỉ giúp bạn cải thiện sức khỏe, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và động vật? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích tuyệt vời của việc ăn chay trường kỳ, cũng như những mẹo để duy trì thói quen này.

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.