logo
  • Thử xét văn hóa - Văn học bằng ngôn ngữ học

Thử xét văn hóa - Văn học bằng ngôn ngữ học

Tác giả
Phan Ngọc

Số lượt xem : 641

Số lượt download : 93

Ngày upload : 05/07/2023

Ngày cập nhật : 06/05/2024

Tags : Tham khảo Văn Hóa Văn học Văn học Việt Nam Nghiên cứu Tiếng Việt

Kích thước : 31.82 MB

Số trang : 515

Công trình Thử xét văn hoá, văn học bằng ngôn ngữ học được viết trong một thời gian tương đối dài cho nên cần phải giải thích về cách tiếp cận.

Từ năm 1958, tôi không dạy học mà làm nghề dịch sách. Vì dịch xong còn phải giới thiệu, cho nên nhân chuyện giới thiệu sách trình bày tác giả và tác phẩm theo cách nhìn tôi đã tiếp thu của ngôn ngữ học. Các bài giới thiệu của tôi về Ngô Kính Tử, Tư Mã Thiên, Séc-xpia, Đic-kenx v.v... vay mượn cách nhìn nét khu biệt của ngôn ngữ học, nhưng lại nếu nét khu biệt về nội dung chứ không xuất phát từ hình thức như ngôn ngữ học cấu trúc. Những bài giới thiệu này nhìn chung được chấp nhận cho nên tôi cố gắng thử bước tiếp, di vào hình thức, nhưng dùng hình thức để giải quyết những vấn đề về nội dung. Đó là những bài viết về các mẹo dịch, mẹo giang nghĩa, mẹo ngữ pháp, chính tả v.v... Chính cuộc đời của tôi đã khiến tôi hiểu khái niệm mà sau này tôi gọi là "khúc xạ", tức là muốn cho một lý luận mới chưa quen thuộc trở thành quen thuộc phải tỉnh đến độ khúc xạ qua tâm thức dân tộc.

Khi sự đối lập đã bắt đầu được chấp nhận, tôi tiến thêm một bước, bắt đầu sử dụng hình thức để giải thích nội dung. Đó là những công trình tôi viết về phong cách trong đó có phong cách Nguyễn Du, Tuồng đổ. Cách làm của tôi bắt đầu gây khó chịu. nhưng cũng có người bênh vực. Tôi hiểu khả năng của mình. Tôi chỉ có tham vọng đi tìm một phương pháp làm việc có tác dụng tích cực trong việc đổi mới khoa học nhân văn, chứ không phải là chuyên gia về văn học. Từ khi viết xong phong cách Nguyễn Du vào năm 1965, tôi bắt đầu viết tiếp về Nguyễn Tuân, Song thất lục bát, tức là tiến thêm một bước trên con đường đi tìm nội dung của hình thức. Nhưng trong hoàn cảnh bấy giờ công bố những công trình theo hướng này sẽ còn khó chịu hơn, nên tôi viết rồi cứ ngồi đợi, chữa đi chữa lại. Hai bài viết về Nguyễn Tuân và thơ Song thất lục bát trong tuyển tập này là hai bài tôi mất nhiều công sức nhất. Tuy đây đó có dâng, nhưng đều đăng chỉ một phần nhỏ, không phải cái phẩn vì nó tôi đã mất nhiều năm tháng để tìm hiểu.

Xu hướng tìm ngữ nghĩa của hình thức là xuất phát từ một bản khoản có thực. Tôi học ngôn ngữ học để tìm biện pháp giải quyết những vấn đề về ngữ pháp, phong cách, ngữ nghĩa tiếng Việt. Những lý thuyết của phương Tây không giúp được tôi bao nhiều trong câu chuyện này. Hình thức đơn tiết, không thay đổi của tiếng Việt bắt buộc tôi nghĩ đến việc xây dựng một phong cách học cấu trúc cho tiếng đơn tiết, một số bài đã được công bố trong quyển Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học (Nxb Tuổi trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1995). Vì ngôn ngữ học hiện đại không trả lời được cho những tìm tòi của tôi, tôi tìm cách học văn hoá châu Âu để cắt nghĩa tại sao những hiểu biết của tôi trong sách vở không giúp tôi giải quyết những vấn đề thực tế. Điều này bắt buộc tôi phải học triết học Đức và đọc các sách về phương pháp để lý giải những băn khoăn của mình.

Từ năm 1980, tôi chuyển sang làm công tác ở Viện Đông - Nam Á và bắt đầu nhìn thấy những vấn đề ngôn ngữ, văn hoá trong một kiến giải rộng hơn không bó hẹp vào Việt Nam. Vì văn hoá trở thành vấn đề cấp bách, có tính thời sự, cho nên tôi học nhân loại học, dân tộc học và bắt đầu thấy những chỗ yếu của Âu châu luận (Eurocentrisme) trong việc giải quyết mọi vấn đề của phương Đông.

Công trình này trình bày những suy nghĩ của tôi về mối quan hệ giữa văn học và văn hoá Việt Nam. Tôi cố gắng tìm hiểu văn học trên cơ sở văn hoá để giải thích thần thoại Việt - Mường, ảnh hưởng văn học Pháp ở Việt Nam, tìm cách đối lập Đạo Nho ở Trung Quốc vào đạo Nho ở Việt Nam để giải thích trường hợp Nguyễn Trãi. Đặc biệt cuối quyển sách có một chương nói về văn hoá Hy Lạp. Chương này là một chương trong công trình sẽ xuất bản của tôi nói về sự lựa chọn của sáu nền văn hoá khác nhau: Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã, Trung Cổ, Pháp. Sau khi xây dựng hệ khái niệm của văn hoá học, tôi muốn thử trình bày sáu nền văn hoá khác nhau để kiểm tra hệ thống khái niệm của mình, đặng khỏi mang tiếng "đánh trống bỏ dùi". Mặc dầu điều này rất khó khăn, tôi vẫn cố gắng làm bởi vì không thể ngồi chờ ai đó làm hộ. Khi văn hoá là một sự lựa chọn thì Việt Nam để có sự lựa chọn đúng, nhất thiết phải hiểu chỗ mạnh và chỗ yếu của những kiểu lựa chọn khác nhau đặng tránh được những mò mẫm có thể bất lợi cho sự lựa chọn trước mắt.

Tôi có nói mình chịu ơn anh Trần Đức Thảo. Trong quyển Những tìm hiểu về nguồn gốc ngôn ngữ và ý thức anh Thảo đã đi theo con đường của Mác trong việc tìm hiểu nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản. Mác xuất phát từ một hiện tượng có chung trong nhiều xã hội là hàng hoá rồi phân xuất ra hai hiện tượng có chung trong nhiều xã hội là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Rồi Mác nêu lên vai trò tuyệt đối của giá trị trao đổi trong loại hàng hoá dưới chủ nghĩa tư bản lấy nó làm “tể bào" của chủ nghĩa tư hơn bằng cách dựa vào mọi khoa học thời đại ông. Cũng vậy, anh Thảo để tìm hiểu nguồn gốc của ý thức ở con người không xuất phát từ nguồn gốc hay việc chế tạo công cụ tuy thực sự là của riêng con người nhưng cách xa con vượn quá nhiều. Cho nên anh phải tìm ở hành động chỉ chỏ là điều con vượn cũng có. Từ đó phán xuất ra các nét riêng của con người làm thành cử chỉ chỉ trả (le geste de l'index) trong đó cái vật được chỉ thẳng vào vật chứ không phải vòng cung và có khoảng cách giữa vật được chỉ với kẻ chỉ vào vật. Anh gọi đó là “tế bào của ý thức” và phân tích nó dựa trên khoa học thế kỷ 20 như Mác đã phân tích tế bào của chủ nghĩa tư bản.

Nếu tôi nghiên cứu văn hoá theo các định nghĩa có sẵn thì cũng sẽ làm như các nhà nghiên cứu ý thức con người xuất phát từ ngôn ngữ hay cách chế tạo công cụ. Tôi phải xuất phát từ "sự lựa chọn" cũng là một cử chỉ chỉ trẻ tiếng cho một tộc người". Rồi tôi cũng phân xuất kiểu lựa chọn để tìm bản sắc văn hoá. Sau khi bắt đầu nêu lên bản sắc văn hoá Việt Nam, tôi tìm các cách chỉ trỏ nêu lên sự khác nhau của một số nền văn hoá. Chỉ sau đó tôi mới dám tiếp cận "kiểu chọn" của Hồ Chí Minh trong công trình học thuyết Hồ Chí Minh với tính cách kiểu chọn của văn hoá Việt Nam trong một thế giới bị chi phối bởi học thuyết của Mác - Lê Nin. Đó là con đường tôi gọi là thức nhận (prise de la cous cience) và tôi khảo sát các kiểu lựa chọn trong huyền thoại, văn học và ở từng người ở đây chỉ là để tìm hiểu cách làm.

Tôi chỉ là kẻ tìm đường, một mình, dĩ nhiên không thể có tham vọng nói mình tìm được, mà chỉ chứng minh là đã cố hết sức tìm. Những sai lầm của tôi là tất yếu, nhưng chính những sai lầm ấy sẽ giúp các bạn Việt Nam đỡ vất vả hơn trên con đường xây dựng nền văn hoá của tương lai. Chính vì nhu cầu tìm đường mà tôi nghiên cứu Hổ Chí Minh, con người đã tìm đường và tìm được đường đi cho cách mạng. Tôi tin rằng đường đi cho cách mạng dã tìm được thì đường đi cho một nền văn hoá thích hợp với mong mỏi của Hồ Chí Minh cũng tìm được. Cho nên tôi bảo vệ Hồ Chí Minh và nền văn hoá mà Hồ Chí Minh muốn thực hiện.

Vì con đường tôi đi là tìm hiểu tại sao, cho nên có lời nói đầu này cắt nghĩa tại sao tôi đã chọn con đường không quen thuộc. Tôi cảm ơn Nhà xuất bản Thanh Niên và các bạn trong và ngoài nước đã có nhã ý quan tâm tới những công trình của tôi, dù như chính tôi cũng nhận thấy chúng khó nghe.

Ngày 01 tháng 05 năm 2000

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu
08 Tháng 12

Điều gì xảy ra nếu như các máy chủ lớn nhất thế giới mất hết dữ liệu

Bạn có bao giờ tưởng tượng nếu một ngày nào đó, toàn bộ dữ liệu internet bị mất đi? Không còn email, không còn mạng xã hội, không còn tin tức, không còn video, không còn âm nhạc, không còn game, không còn gì cả. Chỉ còn lại những thiết bị điện tử vô dụng và những ký ức mờ nhạt về thế giới kỹ thuật số đã từng tồn tại.

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?
16 Tháng 04

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao trí tuệ và kiến thức, mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình cảm và mối quan hệ của chúng ta.

Quy luật 37% là gì?
21 Tháng 04

Quy luật 37% là gì?

Thống kê học có nhiều quy luật và hằng số chẳng những rất thú vị mà còn gây ngạc nhiên. Chúng ta đã biết những trị số 0.05 để tuyên bố một khám phá, hay hằng số 1.96 của phân bố chuẩn có ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Nhưng có lẽ ít ai biết được quy luật 37%. Đây là một quy luật mới được tái khám phá, nhưng có nhiều ứng dụng trong y khoa, khoa học, tìm nhân viên, thậm chí... tình yêu.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà
14 Tháng 08

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà

Trong quá trình tham gia phỏng vấn nhân sự, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ một chiêu thức hiệu quả giúp ông nhanh chóng nhận ra ứng viên có thái độ thật thà hay chỉ đang nói dối. Với sự sở hữu của nhiều tập đoàn lớn, Elon Musk không xa lạ với quá trình tuyển dụng nhân sự và anh chia sẻ về cách anh tiếp cận trong việc đặt câu hỏi cho các ứng viên.

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram
31 Tháng 08

Sự xuất hiện của BadBazaar Android Spyware - Đe dọa người dùng Signal và Telegram

Trong thời kỳ số hóa ngày càng mở rộ, nguy cơ về an ninh mạng ngày càng gia tăng. Mới đây, các chuyên gia an ninh đã phát hiện ra sự hiện diện của phần mềm độc hại Android mang tên BadBazaar. Điều đáng lo ngại là BadBazaar đã được phân phối thông qua các ứng dụng giả mạo của Signal và Telegram trên cửa hàng Google Play Store và Samsung Galaxy Store. Hãy cùng điểm qua những phát hiện quan trọng từ cuộc nghiên cứu này.