logo
  • Triết học Kant

Triết học Kant

Tác giả
Trần Thái Đỉnh

Số lượt xem : 691

Số lượt download : 96

Ngày upload : 14/08/2023

Ngày cập nhật : 05/05/2024

Tags : Khoa học xã hội Triết học Đại cương Tư tưởng

Kích thước : 18.42 MB

Số trang : 447

Cách đây chừng hai mươi năm, vào những năm đầu 1980..., Cách đánh bạn ở Paris can gửi cho tôi một bài báo của tô Le Nouvel Observateur hay là tờ L’Express, tôi không nhớ rõ, kể lại cuộc hội thảo của mấy giáo sư triết học nước Pháp. Mấy ông bàn về tình hình môn triết học lúc đó, một tình hình không hẳn là khủng hoảng, nhưng không còn hướng đi mãnh liệt như hỏi phong trào Hiện sinh (những năm 40 và 50) và phong trào Cơ cấu (những năm 60 và 70). Nhất là vì những phân tích sâu xa của một Michel Foucauld chẳng hạn đã đưa tới chỗ kết luận rằng "con người chỉ là một ảo tưởng, một quan niệm rỗng". Con người chết rồi.

Đứng trước tình hình đó, Gs. Jacques Derrida đã kết thúc cuộc hội thảo bằng câu nói mà tôi nhớ từng chữ: “Vậy phải bắt đầu lại từ đầu. Phải bắt đầu lại với Kant. — II faut donc recommencer par le commencement. Il faut recommencer avec Kant".

Tại sao bắt đầu lại từ đầu là bắt đầu lại với Kant? Chúng ta đã có 3 lần bắt đầu trong lịch sử triết học, nhưng chỉ với Kant, triết học mới đã thật sự đi vào đúng hưởng của nó.

A. Lần thứ nhất với Socrate. Sau khi những bậc hiền nhân nhu Thales. Parmenide, Anaximandre, Anaximène... tim hiểu bản tỉnh của vũ trụ vạn vật (phusis), mà có vẻ quên con người, Socrate đã đưa ra mục tiêu của triết học là “Anh hãy hiểu biết chính bản thân minh”. Đối tượng của triết học phải là tìm hiểu con người. Nhưng rồi Platon, đệ tử của Socrate và Aristote, đệ tử của Platon, trong khi say mê suy tưởng, đã lại đi quá sâu vào hưởng nghiên cứu về “bản tỉnh” (phusis). Cho nên, với những đóng góp lớn lao cho triết học, môn triết học Hy Lạp, trước và sau Socrate, vẫn chưa thoát khỏi sức thu hút của cái “bản tỉnh”.

Sau đó, bước vào thời Trung cổ, triết học đã ngủ "giấc ngủ giáo điều", một giấc ngủ triền miên mười mấy thế kỷ, trong thân phận “nữ tỳ của môn thần học" (ancilla theologiae).

B. Lần thứ hai với Descartes và Hume. Descartes là người đầu tiên đề cao vai trò lớn lao của tâm trí con người, nhưng vì đã tuyệt đối hóa vai trò của tâm trí, của Cogito, cho nên ông đã đưa triết học vào đường cụt của thuyết Duy tâm. Phải nhờ tài tri của Locke và nhất là của Hume, triết học môi tránh được con đường sai lầm đó, và thoát khỏi "giác ngủ giao điều" đã kéo dài quá lâu. Nhưng các ông đã lại đưa triết học vào một con đường sai lầm khác, một đường cụt mới, đối lập với đường cụt của triết Descartes: đó là thuyết Duy cảm, Duy nghiệm.

C. Lần thứ ba với Kant. Đứng trước con khủng hoảng đó của triết học, trước ngã ba đường mà trước mắt cả hai lối đi cùng dẫn tới những con đường cùng, Kant đã làm công việc mà trước đây chưa có một triết gia nào nghĩ tới. Như ông đã nói, ông không nhằm phê bình hệ thống tư tưởng này hoặc tác phẩm kia, nhưng ông đặt vấn đề với chính khả năng tư tưởng của con người. Kant đã tự đặt cho triết học phê bình của ông 4 câu hỏi: 1) Tôi có thể tri thức gi? 2) Tôi phải làm gì? 3) Tôi có quyền hy vọng gì? 4) Con người là gì?

Kant, đã tìm cách trả lời 3 câu hỏi trước bằng 3 cuốn Phê binh của ông. Câu hỏi thứ 4 là tất cả triết học của ông: triết học về con người. Mà con người, như Pascal đã nói, không phải là thiên thần, cũng không phải là con vật. Không chỉ là tâm linh, cũng không chỉ là thân xác. Cho nên cầu nói thời danh ngàn đời của Pascal vẫn còn đó để nhắc nhở chúng ta: “Qui fait I’ange, fait la bete. Ai làm bộ thiên thần sẽ làm con vật”.

Nhìn lại những năm đầu thập niên 80, chúng ta thấy triết học cũng có vẻ đứng ở ngã ba đường, mà hai ngả vừa đi qua là hai con đường cụt: triết Hiện sinh đã coi con người là tự do, một thủ tự do gần như tuyệt đối. Con người không còn là thành phần vũ trụ vạn vật, không còn hữu-tại-thế. Một hình thúc của chủ nghĩa Duy tâm. Trái lại, khi thuyết Cơ cấu đi tôi mức chủ nghĩa (isme), mà cải đặc sắc của tư tưởng Tây phương là đi tới chủ nghĩa, vì chi khi đỏ một tư tưởng mỏi biểu lộ hết cải hay và cái dở của nó, chủ không ở mãi cải thể truyền thống như Đông phương, vậy khi thuyết Cơ cấu đi tới mức chủ nghĩa, thì những phân tích của nó đã lạnh lùng khẳng định rằng: con người chỉ là ảo tưởng. Nói cách khác, con người chỉ là một vật thể. Một hình thức của chủ nghĩa Duy vật.

Tôi không có phương tiện (sách, bảo) để theo dõi những chuyển hưởng của triết học Pháp nói riêng, nhưng những thông tin ít ỏi mà tôi có được những năm gần đây cho thấy tư tưởng của Kant đã có tác động tốt vào nền triết học Tây phương. Triết học ngày càng trở thành khoa Nhân học (anthropologie) với khuynh hưởng chỉ đạo là thuyết Giải thích (Hermeneutique), và một trong những vị thầy lớn nhất là Gs. Paul Ricœur, ông thầy đáng tôn kinh của nhiều thế hệ chúng tôi. Khai thác những tư tưởng của Nietszche, những phân tích của Marx và nhất là của Freud, nhóm Ricœur đã giúp triết học nhận rõ nhận dạng sâu xa và đích thực của con người. qua những biểu tượng của dân tộc học và phân tâm học. Bài học của Kani mà nhóm Ricœur đã biết lợi dụng là bắt

đầu lại với Kant mà không dừng lại ở Kant, cũng như Kant đã không dừng lại ở Platon. Aristote, Descartes, Hume... Đúng như Nietszche đã nói một câu mà lẽ ra chúng ta phải ghi tâm. Ông nói: "Mỗi bậc kỳ tài có nguy cơ trở thành một tận thế" (Chaque génie risque de devenir une fin du monde). Người ta thấy các vị đó quả vĩ đại, quả siêu phàm. Và người ta tôn kinh các ngài đến nỗi coi đó là những ngọn Thái Sơn không ai có thể vượt qua. Cải tai hại của các bậc vĩ nhân là thể. Mà điều tai hại này không do các ngài chút nào, nhưng do người ta đã không biết sử dụng những đóng góp vì đại của các ngài. Lẽ ra, thay vì thụ động tôn thờ các ngài như thành hiển, ta phải làm như câu châm ngôn Việt Nam, "Con hơn cha, nhà có phuộc". Nhất là trong lãnh vực tư tưởng, người ta phải làm như Abelard đã nói: "Các ngài là những người khổng lồ che khuất cả chân trời, nhưng chúng ta phải leo lên vai các ngài để nhìn về phía trước, tìm cách tiến thêm mãi",

Tôi chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin và các học trò cũ của tôi (ở khoa Triết các trường Đại học Văn Khoa Sàigòn, Huế và Đà Lạt): Nguyễn Quang Tuyến, Lê Nguyễn Đại, Dương Anh Sơn và nhất là nhà nghiên cứu Bùi Văn Nam Sơn đã đóng góp công sức rất nhiều cho lần tái bản cuốn Triết học Kant của tôi để đáp ứng nhu cầu học hội của giới trẻ. Rất tiếc vì tuổi già, tôi không còn đủ sức để bổ túc cho cuốn sách này những kiến thức mà nền triết học thế giới đã mang lại cho triết học Kant mấy chục năm nay. Nhưng tôi hy vọng cuốn sách vẫn có thể giúp ích cho các sinh viên triết học hôm nay.

TRẦN THÁI ĐỈNH

(4/2/2005)

Giáo trình khác

Gợi ý cho bạn

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai
23 Tháng 05

6 Nghề có thể bị thay thế bởi AI trong tương lai

Trong tương lai, có một số nghề có khả năng bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo (AI), sau đây chúng ta cùng phân tích nhé

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử
13 Tháng 01

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, cùng với sự thuận tiện này là nguy cơ gặp phải các trường hợp gian lận trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta
06 Tháng 06

Cơ Thể Tự Chữa Lành: Khám phá Sức Mạnh Tự Nhiên Trong Chúng Ta

Trong cuộc sống hối hả và áp lực hiện nay, chúng ta thường dễ mắc các vấn đề sức khỏe và trở nên phụ thuộc vào các biện pháp y tế truyền thống. Nhưng bạn có biết rằng cơ thể chúng ta có khả năng tự chữa lành và phục hồi? Trong bài blog này, chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của cơ thể tự chữa lành và cách tận dụng nó để duy trì và nâng cao sức khỏe của chúng ta.

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua
17 Tháng 04

Những loại thực phẩm cần tránh khi mua

Thực phẩm tươi luôn là lựa chọn hàng đầu của mọi người trong việc bảo vệ sức khỏe và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người
17 Tháng 05

Lợi ích của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người

Thực phẩm sạch là một khái niệm ngày càng được quan tâm và ưa chuộng trong xã hội hiện đại. Đối với sức khỏe con người, việc tiêu thụ thực phẩm sạch mang lại nhiều lợi ích to lớn. Bài viết này sẽ trình bày về những lợi ích đó trong một phạm vi 5000 từ, từ vai trò của thực phẩm sạch trong việc cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể đến khả năng giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới