logo
  • Khảo cứu văn hóa dân gian làng cổ Đông Phù

Khảo cứu văn hóa dân gian làng cổ Đông Phù

Tác giả
Nguyễn Quang Lê

Số lượt xem : 473

Số lượt download : 43

Ngày upload : 05/09/2023

Ngày cập nhật : 08/05/2024

Tags : Văn Hóa Lịch sử Địa lý Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam Phong tục Hà Nội

Kích thước : 166.54 MB

Số trang : 326

Đông Phù là một làng cổ có tên Nôm là Kê Nhót (Lảng Nhót), xưa là làng Đông Phù Liệt, thuộc tổng Nam Phủ Liệt cũ (gồm 9 làng) huyện Thanh Tri, tỉnh Hà Đông; nay là thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Tri, thành phố Hà Nội.

Làng Đông Phủ cổ nằm cách xa trung tâm thành phố Hà Nội 15km, về phía Đông Nam; nơi có 3 con sông chảy qua: sông Hồng Hà, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu. Do địa thế của làng Đông Phù có vị trí rất thuận lợi nên phù hợp với phát triển nghề nông và nghề buôn bán; vi mảnh đất này vừa gần thị (chợ và Kẻ Chợ - theo cách gọi dân gian của Hà Nội) vừa gần sông (cận giang). Như vậy có thể nói Đông Phù là một mảnh đất “đắc địa” đúng như người xưa đã nói:

“Thứ nhất cận thị, thử nhị cận giang"

Trải qua hơn nghìn năm xây dựng và phát triển, làng cổ Đông Phù đã tích tụ được một nguồn di sản văn hóa dân gian rất phong phủ và đặc sắc gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiển của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội.

Trước hết, mảnh đất Đông Phù đã gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của tướng Nguyễn Siêu, người đã từng thống lĩnh một trong 12 sứ quân mạnh thời “Loạn 12 sứ quân". Ông đã chọn Đông Phù Liệt làm căn cứ địa hồi nửa sau thế kỷ 10 để bảo vệ vùng đất cát cử. Trong sách “Thiên Nam Ngũ lục”, còn ghi rõ:

Nguyễn Siêu hùm đỏi tỏ và

Phù Liệt ngồi giữ một gò rừng hoang.

Sau khi tướng Nguyễn Siêu qua đời, dân các làng Đông Phù Liệt, Đông Trạch và Văn Uyên đã lập miếu để tôn thờ ông làm Thành Hoàng chung của 3 làng gọi là miếu Ba Dân hay còn gọi là miếu Ba Chạ (miếu Ba Làng). Miếu ở gần chợ Đông Phù Liệt cũ, nay là đất bãi ngoài đê thuộc làng Đông Trạch. Như vậy khi đó (thời “Loạn 12 sứ quân”, thế kỷ 10) dòng sông Hồng còn chảy sát làng Đông Phù Liệt và chợ Đông Phủ Liệt.

Theo “Thần tích xã Đông Phù Liệt” thi khi Lý Thái Tổ đi Nam chinh Diễn Biện (Diễn Châu), trên đường qua khúc sông thuộc xã Phủ Liệt gặp phải mưa to gió lớn không thể tiến quân được. Nhà vua vào miếu Ba Dân cầu khẩn thần linh, một lúc sau thì gió mưa đã ngừng, trời quang mây tạnh; đoàn thuyền tiếp tục hành quân; sau gần một tháng thi dẹp tan giặc ở Diễn Biện. Sau khi thắng trận trở về Kinh đô Thăng Long, nhà vua sắc phong cho thần Nguyễn Siêu là Thượng đẳng thần và phong sắc “Cảm ứng linh thần, Viên thông cảm ứng, Hưng phúc Bác tế Đại vương”.

Làng Đông Phù có ngôi chùa cổ - chùa Nhót (tên chữ Hưng Long tự) được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ. Sau khi dời đô về Thăng Long, nhà vua đã cho dựng chùa (năm 1011) để trấn hưng đạo Phật. Vài chục năm sau có hai vị công chúa là con gái vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) về tu hành đắc đạo tại chùa Nhót. Hai Bà đã đem hơn nghìn mẫu ruộng chia cho dân 10 làng và dạy dân cách làm ăn sinh sống. Rồi Hai Bả hoá (thác sống) ở lăng mộ gần làng; Nhị Vị Bồ Tát đã trở thành các vị Thánh bất tử trong đời sống tâm linh của dân gian cả tổng Nam Phủ Liệt xưa, nay là 9 làng xã thuộc huyện Thanh Trì. Đến thế kỷ 16 - 17, dân làng Đông Phù đã góp công của xây dựng đình làng để thở tướng Nguyễn Siêu làm Thành Hoàng đế tỏ lòng tưởng nhớ công đức của Ngài khi xưa đã cho dựng “trúc thành” làng, lập đại bản doanh trên đất của làng. Sau này khi nghĩa quân Lam Sơn do Bình Định Vương Lê Lợi lãnh đạo tiến đánh thành Đông Quan (tức Đông Đô) để tiêu diệt giặc Minh xâm lược ở thế kỷ 15, đã chọn đỉnh Đông Phù làm đại bản doanh. Tại đây Lê Lợi đã thông qua đường lối chiến lược giải phóng thành Đông Quan và tiến tới giải phóng toàn bộ đất nước, lập nên vương triều nhà Lê hùng mạnh.

Như vậy xung quanh các di tích kiến trúc cổ như chùa Nhật đình Đông Phù, miễu Ba Dân v.v... là cả một kho tàng phong phú về các sinh hoạt văn hoá dân gian như: Tín ngưỡng - tôn giáo dân gian, phong tục và lễ hội dân gian, văn học dân gian và các trò diễn xướng, cùng các trò chơi dân gian cổ truyền rất sinh động. Tiêu biểu là lễ hội chùa Nhót - là lễ hội hàng tổng của dân 9 xã, 10 làng thuộc tổng Nam Phủ Liệt xưa, nay thuộc huyện Thanh Tri (Hà Nội); lễ hội miếu Ba Dân của 3 làng, cùng với lễ hội đỉnh Đông Phù xưa và nay.

Khảo cứu văn hóa dân gian làng cổ Đông Phù nhằm khôi phục và phác họa bức tranh toàn cảnh về các sinh hoạt văn hóa dân gian của làng Nhót, trong bối cảnh chung của vùng văn hóa dân gian ở phía Đông Nam thành Thăng Long xưa, Hà Nội nay. Để tiến tới kỉ niệm một nghìn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, việc khảo cứu và miêu tả những sinh hoạt văn hóa dân gian tiêu biểu của một làng quê cổ trên nghìn năm tuổi ở ngoại thành, sẽ góp phần làm rực rỡ thêm sắc màu cho Thủ đô Hà Nội nghìn năm văn hiến, trên nền tảng của nền văn hóa dân gian truyền thống dân tộc.

Khảo cứu văn hóa dân gian làng cổ Đông Phù theo phương pháp điều tra điền dã tại địa phương và tổng hợp hệ thống xây dựng thành một bản thảo hoàn chỉnh, theo kết cấu sau:

+ Lời nói đầu

+ Chương I: Vài nét khái quát về lịch sử hình thành và cơ cấu kinh tế - xã hội của làng Đông Phù

+ Chương II: Khảo tả các di tích kiến trúc cổ

+ Chương III: Tin ngưỡng và phong tục cổ truyền

+ Chương IV. Lễ hội dân gian truyền thống

+ Chương V: Một số thể loại văn học dân gian

+ Kết luận

Sau một thời gian đi khảo sát thực tế, thu thập tài liệu; nhờ sự giúp đỡ tận tình của chính quyền địa phương và các cụ cao tuổi ở quê hương Đông Phù, chúng tôi đã hoàn thành bản thảo “Khảo cứu văn hóa dân gian làng cổ Đông Phù” đúng thời hạn với chất lượng khá tốt. Nhân dịp này chúng tôi xin trân trọng cảm ơn chinh quyển xã Đông Mỹ, củng các cụ bộ lão trong Hội người cao tuổi làng Đông Phù; đặc biệt là các cụ Lê Hoàn, Trần Đức Thao, Trần Điền, Trần Nhi... đã cung cấp tư liệu và góp ý kiến quý báu cho chúng tôi khi xây dựng bản thảo này.

Nhân đây, chúng tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn đối với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã tải trợ kinh phí để thực hiện công trình này. Do thời gian eo hẹp và khả năng còn nhiều hạn chế nên bản thảo này chắc chắn còn nhiều khiểm khuyết, mong được sự cảm thông sâu sắc từ phía cơ quan tài trợ và bạn đọc gần xa.

Hà Nội, tháng 12-2000

Nguyễn Quang Lê

Gợi ý cho bạn

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học
13 Tháng 06

Top 3 máy đọc sách PDF hỗ trợ ghi chú lý tưởng cho người học

Đọc sách bằng máy đọc sách có nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số lợi ích chính khi sử dụng máy đọc sách...

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)
03 Tháng 08

Công nghệ Blockchain hỗ trợ trao đổi năng lượng bền vững cho các xe điện (EVs)

Công nghệ Blockchain đang cách mạng hóa cách năng lượng được trao đổi và giao dịch giữa các xe điện (EVs), mở ra con đường cho một tương lai bền vững hơn. Công nghệ đổi mới này cung cấp cơ chế theo dõi và chịu trách nhiệm mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào nỗ lực giảm lượng khí thải carbon toàn cầu.

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc
27 Tháng 01

Khổng Tử và Triết Lý Nho Giáo: Nền Đạo Đức Xã Hội Trong Lịch Sử Trung Quốc

Là một nhà triết học nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Khổng Tử và triết lý Nho giáo của ông đã để lại dấu ấn mạnh mẽ không chỉ trong văn hóa Trung Quốc mà còn trên khắp thế giới

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà
14 Tháng 08

Tỷ Phú Elon Musk Sử Dụng Câu Hỏi Phỏng Vấn Để Phát Hiện Ứng Viên Thật Thà

Trong quá trình tham gia phỏng vấn nhân sự, tỷ phú Elon Musk đã tiết lộ một chiêu thức hiệu quả giúp ông nhanh chóng nhận ra ứng viên có thái độ thật thà hay chỉ đang nói dối. Với sự sở hữu của nhiều tập đoàn lớn, Elon Musk không xa lạ với quá trình tuyển dụng nhân sự và anh chia sẻ về cách anh tiếp cận trong việc đặt câu hỏi cho các ứng viên.

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI
03 Tháng 06

Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo: Hướng dẫn đảm bảo sự phát triển đúng đắn và đạo đức của AI

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá tương quan giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo (AI). Bài viết trình bày về ý nghĩa và vai trò quan trọng của đạo đức trong việc phát triển AI và đảm bảo sự sử dụng đúng đắn của công nghệ này. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm hiểu về những thách thức đạo đức mà AI mang lại và các phương pháp để xây dựng một hệ thống AI đạo đức. Minh họa ảnh sẽ đem lại một cái nhìn trực quan về quan hệ giữa Đạo đức và Trí tuệ Nhân tạo.

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?
16 Tháng 04

Những lợi ích của việc đọc sách trong việc nâng cao tình cảm và mối quan hệ?

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta nâng cao trí tuệ và kiến thức, mà còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình cảm và mối quan hệ của chúng ta.

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử
13 Tháng 01

Phòng tránh Gian lận Trực tuyến khi Mua Sắm Trên Sàn Thương mại Điện tử

Mua sắm trực tuyến đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống hàng ngày, giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, cùng với sự thuận tiện này là nguy cơ gặp phải các trường hợp gian lận trực tuyến, đặc biệt là khi mua hàng trên các sàn thương mại điện tử

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?
16 Tháng 04

Tại sao việc đọc sách có thể giúp bạn giảm stress và lo âu?

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, căng thẳng và lo âu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta.