Cuốn sách nhỏ này là nghi thức trong phong tục cổ truyền Thọ Mai Gia Lễ (tức tục tang lễ, ma chay của người Việt Nam), dẫn giải rõ ràng về cách áp dụng ngày giờ, cũng như những điểm xung hợp liên quan đến kẻ sống và người khuất theo quan niệm của người xưa, những thể thức, kể từ giờ phút người bệnh biến sắc diện bước sang thời kỳ hấp hối rồi lìa đời, đều được trình bày trong các chương, các mục để các bạn dễ dàng tìm hiểu thêm tục lệ của người xưa.
Sách được chia ra làm hai phần.
Phần thứ nhất gồm 7 chương và phần thứ nhì gồm 4 chương như sau:
PHẦN NHẤT:
Chương nhất: Quan niệm người xưa về tuổi sinh khắc của kẻ sống và người quá cố.
Chương hai: Quan niệm về ngày giờ tốt cho mọi việc.
Chương ba: Quan niệm về ngày giờ xấu theo ngày giờ, mùa, tuổi về xây cất, hôn, táng.
Chương bốn: Quan niệm về Lục thập hoa giáp lý, Bát quái, Tứ đế, ngày giờ lợi hại.
Chương năm: Quan niệm về Thần trùng và Trùng tang, liên táng, Thập nhị hoàng long.
Chương sáu: Quan niệm về cách phụng dưỡng cha mẹ
Chương bảy: Quan niệm về biến tướng của người sắp chết và tìm hiểu bệnh nặng nhẹ.
PHẦN NHÌ:
Chương nhất: Luận về Tang phục (cho mọi người trong gia tộc)
Chương hai: Luận về Tang chế (thời gian chịu tang của mọi người thân tộc).
Chương ba: Luận về Tống chung (kể từ lúc hấp hối đến lúc đoạn tang).
Chương bốn: Luận về việc Cải táng (cải mả).
Tất cả nghi lễ, tục lệ đã có sẵn của người xưa để lại nêu lên tấm lòng hiếu thảo của con cháu báo đáp công ơn CHA MẸ, ÔNG BÀ, TỔ TIÊN của mình, đồng thời nhắc nhở con người đừng bao giờ bỏ quên cội rễ.
Cuốn sách này có phần hữu ích ở khía cạnh trình bày cách bảo tồn luân thường, tục lệ và đạo lý cổ truyền của người xưa, nên soạn giả không ngại ngùng sắp đặt lại cho thêm phần dễ hiểu để cống hiến độc giả bốn phương.
TÚY LANG
Nguyễn Văn Toàn