Trong số các vật liệu, vật liệu kim loại có vị trí quan trọng trong mọi ngành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, quốc phòng và cả trong đời sống hàng ngày. Khi sử dụng vật liệu cần biết mối quan hệ giữa thành phần hóa học, cấu trúc (tổ chức) và tính chất, trên cơ sở đó chọn được vật liệu và phương pháp gia công thích hợp để thỏa mãn các yêu cầu đề ra. Chọn đúng vật liệu ở đây không chỉ dừng lại ở loại, nhóm vật liệu mà phải cụ thể ra mác hay ký hiệu đã được quy định trong các tiêu chuẩn. Do những hoàn cảnh lịch sử, nước ta đã quen dùng tiêu chuẩn Nga (ГОСТ). Ngày nay ngoài FOCT ra, các cán bộ kỹ thuật và người tiêu dùng phải Biết các tiêu chuẩn của các nước phương Tây: Mỹ, Nhật, Châu Âu (Pháp, Đức, Anh...)... là những nước phát triển, kỹ thuật tiên tiến. Cuốn sách này ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu đó. Cũng nhấn mạnh thêm rằng các tiêu chuẩn của Mỹ rất quen thuộc trên thế giới không những trong các tài liệu kỹ thuật của nước này mà của cả các nước khắc.
Đây cũng là một trọng tâm của sách. Cuốn sách sẽ trình bày các vấn đề sau. Giới thiệu tổng quan về các tiêu chuẩn thường gặp trong các sách giáo khoa, tạp chí, tài liệu kỹ thuật: các đặc điểm và nguyên tắc ký hiệu cũng như các điểm cần lưu ý khi đối chiếu các tiêu chuẩn khác nhau. Phần chính của sách trình bày các mác vật liệu kim loại theo từng loại, nhóm. Do công nghiệp và kinh tế nước ta đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển, cuốn sách này chỉ đề cập đến các nhóm, loại vật liệu kim loại thường gặp, nhất là thép xây dựng, thép kết cấu để chế tạo máy, thép dụng cụ, thép đặc biệt (chỉ giới thiệu một số), các gang thông dụng. Theo mức phát triển của kinh tế và công nghiệp sẽ có thể có các cuốn khác với nội dung phong phú hơn. Là sách tham khảo khi học môn "Vật liệu học" và cẩm nang khi chọn vật liệu khi thiết kế máy, kết cấu, gia công, nấu luyện cho sinh viên các ngành cơ khí, luyện kim, kinh tế của Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội; sách cũng có ích cho các ngành phù hợp của các trường khác, cho các cán bộ kỹ thuật, thiết kế, doanh nhân có sử dụng và liên quan đến vật liệu kim loại. Cũng cần nói thêm về sự tương đương giữa các mác vật liệu kim loại của các hệ thống tiêu chuẩn khác nhau. Nói chung, có thể có sự tương đương giữa một số mác thép, hợp kim màu giữa TCVN, GB và FOCT vì do các điều kiện lịch sử tiêu chuẩn Việt Nam, Trung Quốc đã được xây dựng theo các nguyên tắc và tiêu chuẩn tương ứng của Nga. Các nước trong Cộng đồng Châu Âu (EU) đang trong quá trình nhất thể hóa, có sự tương đương gần như hoàn toàn giữa một số mác thép, gang trong các tiêu chuẩn mới công bố sau 1990.
Một số tiêu chuẩn của Đức và Pháp trước 1990 cũng có nhiều nét giống nhau. Một số mác thép, nhôm, đồng trong các tiêu chuẩn nổi tiếng của Mỹ được BS và JIS sử dụng cũng thuộc trường hợp này. Còn nói chung không có sự tương đương (giống nhau ) hoàn toàn giữa các mác vật liệu kim loại của các nước phương Tây và càng khác nhau rõ rệt giữa mác của các nước phương Tây và TOCT. Việc thay thế mác này bằng một mác khác của nước thứ hai được quyết định trên cơ sở so sánh thành phần hóa học, tổ chức tế vị, trạng thái gia công, điều kiện làm việc cho từng trường hợp cụ thể cho từng trường hợp cụ thể v.v... bởi người có trách nhiệm, không một bảng tương đương nào thay thế được. Cuốn sách này giúp ta quyết định việc đó.
Cuốn sách này chắc chắn còn nhiều thiếu sót do ở nước ta các tài liệu gốc có liên quan đến tiêu chuẩn vật liệu kim loại của các nước phương Tây rất ít và cũng không tập trung được vào các thư viện hay trung tâm thông tin. Rất mong bạn đọc quan tâm góp ý, xây dựng để các lần in tiếp theo được đấy đủ và chính xác hơn. Cuối cùng tác giả chân thành cảm ơn sự giúp đỡ đầy nhiệt tình của các đồng nghiệp ở Trung Tâm và Bộ Môn Vật liệu Học trong việc sưu tầm các tài liệu liên quan cũng như sự động viên, khuyến khích trong quá trình biên tập và xuất bản.
Ngày 1 tháng 8 năm 1997
TÁC GIẢ