Bộ giáo trình Lí luận văn học này nằm trong Tổ hợp sách gồm cả sách thực hành và sách tham khảo, vv... sẽ lần lượt được xuất bản theo chủ trương cải cách Sư phạm của Bộ Giáo dục. Sách thực hành và tham khảo được biên soạn nhằm cải tiến và năng cao phương pháp và điều kiện học tập cho sinh viên. Riêng giáo trình được viết ra là đưa hắn vào chương trình cải tiến đã được Bộ Giáo dục thông qua và ban hành nhằm nâng cao tính đảng, tính khoa học, tỉnh nghiệp vụ, vv... trong nội dung giảng dạy của bộ môn.
Việc giảng dạy lí luận văn học gắn ba mươi năm qua không hế dẫm chân tại chỗ. Từ lúc chỉ có khóa trình cơ bản cho hệ hai năm, ba năm, bốn năm (gần đây lại có cả hệ năm năm), bộ môn đã vươn lên với một hệ thống chuyên đề ở các năm cuối, nhất là các chuyên để cơ sở và chuyên ngành dùng cho giáo sinh Sau đại học và nghiên cứu sinh Trên đại học. Các giáo trình viết riêng của Đại học Sư phạm và viết chung với Đại học Tổng hợp cùng những sách chuyên để lần lượt được xuất bản cũng đã phản ánh quá trình trưởng thành đó của bộ môn. Tất nhiên chưa kể về mặt phương pháp, cũng đã thấy việc giảng dạy lí luận văn học, nhất là ở khóa trình cơ bản, còn những nhược điểm lớn như một số kiến thức còn dừng lại ở trình độ khoa học trước đây, mặt khác cũng chưa thật kết hợp chặt chẽ với thực tiễn văn học dân tộc. Chính vì thế, bộ giáo trình mới này kế thừa tất cả thành tựu của các giáo trình cũ, nhưng có cổ gắng cải tiến nâng cao theo hướng hiện đại và sát hợp với thực tiễn văn học dân tộc Hai khía cạnh hiện đại và dân tộc tuy không đồng nhất nhưng phải thống nhất với nhau. Chỉ có thật hiện đại mới góp phần khám phá sâu hơn những vấn đề của văn học dân tộc. Ngược lại, cũng chỉ có sáp hợp hơn với thực tiễn văn học dân tộc, thì phương hướng hiện đại mới thật sự có hiệu lực và có triển vọng đóng góp trở lại làm phong phú thêm kho tàng lí luận chung. Nhưng dù là hiện đại hay dân tộc, cũng chỉ chọn đưa vào giáo trình những thành tựu tương đóng thời chú ý đến tác động của nhà trường đại học với tư cách là trung tâm khoa học. Nhiều thành tựu lí luận tổng kết từ thực tiễn văn học dân tộc mới là bước đầu, do đó không thể thụ động chờ đợi, mà nhà trường phải góp phần đặt vấn đề, khai phá, miễn là phải thiết yếu và có cơ sở, ít ra là có tác dụng gợi mở cho công tác chuyên môn sau này của sinh viên.
Trên cơ sở thông nhất hữu cơ của phương hướng dân tộc – hiện dại chung được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối của Đàng, có thể tạm tách ra để thấy khía cạnh hiện đại của giáo trình được thể hiện ở chỗ cố gắng quán triệt toàn diện và chính xác hơn ý kiến các tác gia kinh diễn của chủ nghĩa Mác về văn hóa văn nghệ, ở việc hấp thụ những thành tựu mới mẻ của lí luận văn học Xô viết, ở việc sử dụng thích đáng những kiến thức của các chuyên ngành gần gũi: mì học, thì pháp học, phương pháp luận nghiên cứu văn học, tâm lí học văn học, xã hội học văn học, vv... và kết tỉnh lại ở việc cải tiến nội dung của những vẫn đề, những khái niệm, những phạm trù vốn có. Hoàn toàn không tách rời với trên, khía cạnh dân tộc được thể hiện ở ý thức quán triệt nghiêm chỉnh đường lối văn nghệ của Đảng, ở sự cố gắng khai thác di sản lí luận của ông cha, ở việc bước đầu tổng kết ở cấp độ lí thuyết những vấn đề của văn học dân tộc như về thể loại và phương pháp, và cuối cùng ở việc tăng cường những dẫn chứng từ văn học Việt Nam, miễn là nó đủ sức thuyết minh cho những vẫn đề lí luận khái quát,
Dĩ nhiên, đây là những hướng phấn đấu, còn việc quán triệt toàn diện không dễ dàng và phải là một quá trình tiếp tục sau này.
Tập thể tác giả của giáo trình gồm có: Lê Ngọc Trà (Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh), Thành Thể Thái Bình (Trường DHSP 11 Hà Nội), Nguyễn Xuân Nam, Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Phương Lựu (Trường ĐHSP I Hà Nội).
Quảng Bá ngày 6 tháng 12 năm 1985
Chủ biên
Giáo sư PHƯƠNG LƯU