THẾ NÀO LÀ THÂM CANH LÚA ?
Trong quan niệm có truyền của nghé trồng lúa ở đồng bằng và trung du Bắc bộ, khái niệm thâm canh được người nông dân hiểu là: làm đất kỹ, nếu để ải càng tốt, đầu tư phân bón nhiều nhằm có năng suất lúa cao hơn. Khái niệm này đúng trong quá khứ khi các giống lúa cũ cổ truyền cấy ở vụ mùa chủ yếu là các giống phản ứng ánh sáng ngày ngắn, các giống lúa chiêm đều là các giống địa phương, nhà nông để giống theo kiểu chọn bông lấy hạt đầu côi, giống lúa chậm thay đổi và nếu có được thay bằng giống khác thì cũng không khác nhiều so với các giống đã cấy; mặt khác do các giống địa phương nên áp dụng cách để giống truyền thống (chọn bông, đập lấy hạt đầu cổi) thì ở các thế hệ tiếp theo chất lượng hạt giống ổn định bởi thế yếu tố giống rất lu mờ trong quan niệm thâm canh của nông dân ta trước đây. Ở cách làm mạ cũng vậy, trải qua hàng ngàn năm cách làm mạ không máy thay đổi, mật độ cấy được giữ nguyên. Trong hoàn cảnh như vậy thì thâm canh lúa chỉ còn là vân để làm đất và bón phân.
Ngày nay với sự tiến bộ của công tác cải lương giống cây trống, các giống lúa mới với tiềm năng năng suất khác nhau, thời gian sinh trưởng đa dạng, tỉnh chống chịu sâu bệnh, rét, hạn, úng... khác biệt được đưa vào sản xuất với tốc độ nhanh thì khái niệm thâm canh lúa không chỉ là làm đất, bón phân nữa. Giờ đây chúng ta nói thâm canh lúa cán đồng bộ tiên hành các khâu sau đây:
1. Sử dụng các giống lúa phù hợp với khí hậu của vùng và đất đai của gia đình trong một tổng thể hoà hợp.
2. Sử dụng các giống có khả năng cho năng suất phù hợp với khả năng đầu tư của gia đình và khả năng tưới tiêu ở địa phương.
3. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển bao gồm các khâu:
- Mạt tốt
- Bố trí thời vụ thích hợp
- Cấy đúng kỹ thuật
- Bón phân đúng và đủ
- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời
Các vấn đề đã nêu trên được tập trung ở hai khâu chỉnh là thâm canh mạ, thâm canh lúa cấy và thâm canh lúa gieo thẳng.