Năm 2008 đã qua đi với những thăng trầm của kinh tế trong nước và thể giới. Những khó khăn và yếu kém nội tại của nền kinh tế cộng hưởng với những biến động bất lợi của nền kinh tế toàn cầu đã đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức gay gắt. Nếu nửa đầu năm 2008, cả nền kinh tế phải gồng minh chống chọi với tình trạng lạm phát và nhập siêu cao, thi khoảng thời gian còn lại lại phải đương đầu với tình trạng suy giảm kinh tế. Nhưng với sự chuyên hưởng kịp thời mục tiêu trọng tâm chỉ đạo điều hành và với những giải pháp thích ứng. Việt Nam đã bước đầu vượt qua được những thách thức gay gắt đỏ. Lạm phát đã được kiếm chế. kinh tế vĩ mô có xu hướng dẫn dẫn được ổn định, an sinh xã hội được quan tâm, kinh tế đạt được mức tăng trưởng khả. nhưng khả năng nội tại của nền kinh tế trong việc ứng phó với những biến động trong và ngoài nước còn yếu kém, nền tang cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu qua chưa được bảo đảm, chưa có giải pháp cụ thể và có hiệu lực giải quyết những yếu kém tích tụ lâu nay. đời sống đại bộ phận các tầng lớp dân cư còn gặp nhiều khó khăn. Đó là những nét chấm phá cơ bản về bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế Việt Nam năm 2008.
Bước vào năm 2009, những khó khăn thách thức dường như ngày càng gay gắt hơn. Tình trạng suy giảm kinh tế. đã có những dấu hiệu từ cuối năm 2008, biểu hiện ngày càng rõ ngay trong những tháng đầu năm 2009. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế đều bị giảm sút rõ rệt, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm phải thu hẹp sản xuất và giảm bớt nhân công, thu nhập và đời sống của người lao động bị giảm sút... Vượt qua những khó khăn thách thức ấy đòi hỏi sự nỗ lực cao hơn của mỗi người dân. mỗi doanh nghiệp, mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị. Để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội đã để ra cho năm 2009, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ trọng tâm cấp bách là phát huy sức mạnh tổng hợp, nỗ lực phấn đau ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trường và đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện nhiệm vụ nêu trên. Chính phủ tập trung chỉ đạo 5 nhóm giải pháp chủ yếu: Tháo gỡ khó khăn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và xuất khẩu: Huy động các nguồn lực để kích cầu đầu tư và tiêu dùng: Đảm bảo an sinh xã hội và đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo:
Thực hiện chính sách tiền tệ và chinh sách tài chính tích cực, hiệu quả; Tập trung điều hành quyết liệt, linh hoạt và phù hợp với thực tế tinh hình.
Năm 2009 đã qua đi để lại bức tranh kinh tế với nhiều mảng màu sáng tối khác nhau. Việc nhìn lại tình hình kinh tể và công tác chỉ đạo điều hành thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, xác định những kết quả tích cực đã đạt được, đánh giá đúng những khó khăn, yếu kém là công việc thường xuyên của các cơ quan quản lý kinh tế. Với mong muốn góp phần vào việc tổng kết tinh hinh kinh tế và công tác điều hành kinh tế vĩ mô, nhóm giáo viên và cán bộ nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đã biên soạn cuốn sách “Kinh tế Việt Nam năm 2009 - ngăn chặn suy giảm kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô".
Mục tiêu của việc biên soạn cuốn sách này là:
- Đánh giá bối cảnh phát triển và những tác động tiêu cực của tình trạng suy giảm kinh tế tới triển vọng phát triển dài hạn của Việt Nam.
- Đánh giá thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế năm 2009.
- Đánh giá tình hình ổn định kinh tế vĩ mô năm 2009.
- Đề xuất khuyến nghị bảo đảm tăng trưởng bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô trong những năm tiếp theo.
Cuốn sách do GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn và PGS.TS. Ngô Thắng lợi chủ biên. Tập thể tác giả tham gia biên soạn gồm: PGS.TS. Phạm Hồng Chương ThS. Hoàng Thị Thanh Hương; ThS. Nguyễn Kế Nghĩa; ThS. Vũ Trọng Nghĩa; TS. Đảo Thanh Tùng; ThS. Hà Sơn Tùng; ThS. Trịnh Mai Văn
Tập thể tác giả chân thành cảm ơn GS.TSKH Lương Xuân Quỷ, GS.TS. Mai Ngọc Cường, PGS.TS. Lê Xuân Bá, PGS.TS Nguyễn Văn Áng, TS. Hồ Thị Hải Yến đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để chúng tôi hoàn thiện bản thảo trước khi xuất bản.
Tập thể tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Văn Nam, Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân đã quan tâm chỉ đạo và các chuyên viên Phỏng Quản lý Khoa học đã hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ này.
Chủ đề cuốn sách có phạm vi rộng và nội dung phức tạp. Mặc dầu tập thể tác giả đã có nhiều nỗ lực, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến góp ý của đồng nghiệp và quý bạn đọc để những lần biên soạn sau đạt chất lượng cao hơn.