Quản lý là một hoạt động ra đời từ rất sớm cùng với sự hình thành của hoạt động lao động mang tính tập thể. Tuy nhiên, chỉ từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, quản lý mới được phát triển thành một khoa học độc lập với đối tượng và nội dung nghiên cứu riêng.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý là các hoạt động quân lý, trong đó đặc biệt quan tâm giải quyết các mối quan hệ quản lý, đó là mối quan hệ, sự tác động qua lại một cách biện chứng giữa hai phân hệ cơ bản của các tổ chức là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, trong đó chủ thể quản lý thực hiện sự tác động, điều khiển hành vi và sự biến đổi của đối tượng quản lý, ngược lại đối tượng quản lý luôn chịu sự điều khiển của chủ thể quản lý, đồng thời có sự phản hồi thông tin đến chủ thể quản lý.
Việc xác định rõ ràng quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân và giải quyết tốt các mối quan hệ quản lý là vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định tỉnh hiệu quả của toàn bộ quá trình quản lý.
Mọi vấn đề quản lý suy cho đến cùng là vấn đề quản lý con người, vì vậy nội dung nghiên cứu cơ bản của khoa học quản lý là cách thức điều khiển cộng đồng người bằng con người.
Những nội dung cụ thể của khoa học quản lý phù hợp với đối tượng nghiên cứu của môn học bao gồm các vấn đề về nguyên tắc, phương pháp, công cụ, chức năng quản lý, hệ thống thông tin đầm bảo cho quá trình ra quyết định quản lý...
Với đối tượng nghiên cứu là các quan hệ quản lý, khoa học quản lý phải giải quyết nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc các cấp độ khác nhau trong đời sống kinh tế - xã hội. Để đạt được mục tiêu của mình, khoa học quản lý phải dựa trên nền kiến thức cơ bản của các môn khoa học khác có liên quan như Triết học, Kinh tế chính trị học, Kinh tế học, Tâm lý học, Xã hội học, Khoa học pháp lý, Toán học... Những người làm công tác quản lý vì vậy cũng đòi hỏi phải có những kiến thức cơ bản liên quan đến nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
Nhiệm vụ của khoa học quản lý không chỉ dừng lại ở việc nhận thức và vận dụng hệ thống các quy luật hình thành và phát triển các mối quan hệ quản lý mà quan trọng hơn là việc tím ra cách thức quản lý các tổ chức có hiệu quả nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định của các tổ chức trước những thay đổi nhanh chóng của môi trường hoạt động của chúng.
Không chỉ là một khoa học, quản lý còn là một nghệ thuật: Tinh khoa học của quản lý thể hiện ở quan điểm và tư duy hệ thống, tôn trọng các quy luật khách quan, gắn kết giữa lý luận với việc giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khoa học quản lý cung cấp cho các nhà quản lý phương pháp nhận thức và phương pháp hành động một cách hợp lý, khách quan và hiệu quả. Tính nghệ thuật của quản lý thể hiện ở chỗ ngoài những lý thuyết quản lý, các nhà quản lý còn phải có sự linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo trong việc xử lý các tình huống đa dạng, phức tạp phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức, đồng thời nằm được nghệ thuật sử dụng các phương pháp, công cụ quản lý, nghệ thuật dùng người, kỹ năng giao tiếp - ứng xử...
Cuốn "Giáo trình Khoa học quản lý" này được biên soạn với sự tham gia của các tác giả là giảng viên của Khoa Quản trị doanh nghiệp - Trường Đại học Thương mại, cụ thể như sau:
- PGS. TS. Bùi Hữu Đức: Chủ biên và viết các chương 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
ThS. Phạm Trung Tiến: Viết Chương 3.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc biên soạn song giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Các tác giả rất mong nhận được ý kiến đồng góp của các đồng nghiệp, các nhà khoa học và bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sau.
Hà Nội, tháng 6 năm 2013
CÁC TÁC GIẢ