Ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc bên cạnh những mặt tiêu cực gây ra cho xã hội thuộc địa về kinh tế và xã hội, trong quá trình vận hành của nó đã để lại những bài học kinh nghiệm rất bổ ích cho ngành công nghiệp khai khoảng nói riêng, cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam hiện nay nói chung.
Do vị trí quan trọng của nó trong đời sống kinh tế và xã hội thuộc địa, việc nghiên cứu về ngành công nghiệp này thật sự cần thiết, không những chỉ có ý nghĩa về học thuật, góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu về nền kinh tế nói riêng, về lịch sử Việt Nam thời kỳ cận đại nói chung mà còn có ý nghĩa thực sự bổ ích về thực tiễn. Trên thực tế, trước chúng tôi đã từng có những nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước đề cập đến ngành công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam trong lịch sử ở những mức độ và dưới những góc độ khác nhau được thể hiện trên hàng chục công trình nghiên cứu đã được công bố. Tuy nhiên, về đề tài: "Công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc (1858-1945)" thì có thể nói đây là lần đầu tiên, việc nghiên cứu được tiến hành một cách trực diện, toàn diện dựa trên những phương pháp nghiên cứu đa dạng và một cơ sở dữ liệu có thể được cho là mạnh.
Về nội dung, chúng tôi đề cập đến: - Khía cạnh lịch sử của ngành khai thác mỏ, tức là việc khai thác mỏ ở Việt Nam dưới thời phong kiến, trước khi bị người Pháp chiếm đoạt. - Mục đích kinh tế, chính trị, xã hội của người Pháp trong việc chiếm đoạt và khai thác mỏ ở Việt Nam. - Quá trình chiếm đoạt, thăm dò, điều tra, nghiên cứu mỏ của người Pháp ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.
Những biện pháp hành chính, tài chính, pháp lý được Pháp triển khai để hỗ trợ việc cấp nhượng và khai thác mỏ.
- Quá trình và kết quả của việc cấp nhượng mỏ (cấp nhượng tạm thời và chính thức) qua các thời kỳ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ - hai xứ có nhiều mỏ của Việt Nam.
- Sự hình thành và biến đổi của giới chủ mỏ, từ lớp chủ xuất hiện lần đầu tới lớp chủ cuối cùng.
- Sự hình thành và phát triển của đội ngũ công nhân mỏ. - Quá trình và kết quả của việc khai thác mỏ.
- Cuối cùng là kết luận hay là bản tổng kết về ngành công nghiệp khai khoáng do thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX trên cả những kết quả mà nó mang lại và những hậu quả mà nó gây ra trong đời sống kinh tế, chỉnh trị, xã hội của Việt Nam thời kỳ thuộc địa.
Những nội dung trên được trình bày trong 5 phần và 11 chương của cuốn sách. Để xây dựng nên công trình có nội hàm rộng như vậy, chúng tôi đã cố gắng tận khai những nguồn tài liệu liên quan đến mỏ ở cả trong và ngoài nước, gồm: - Những công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước. - Các loại tập san, niên giám thống kê, tạp chỉ, bảo chỉ được công bố trước năm 1945. - Nguồn tài liệu lưu trữ với tổng cộng hàng nghìn tập hồ sơ liên quan đến mỏ nói chung, đến từng khu mỏ nói riêng. Những hồ sơ này thuộc 11 fonds tài liệu được lưu giữ tại 3 trung tâm lưu trữ ở Việt Nam và Pháp, được chúng tôi khai thác trong nhiều năm, trước đây và bây giờ đây. Ở Pháp, hơn 700 hồ sơ thuộc 4 fonds tài liệu của Lưu trữ Quốc gia hải ngoại (ANOM) tại Aix - en - Provence: AGGI (Des amiraux et gouverneur général de l'Indochine), Indo GGI, Indo RST NF (Résident supérieur du Tonkin, nouveau fond) và DSEI (Direction des services économiques de l'Indochine). Ở Việt Nam, hơn 2.000 hồ sơ thuộc 6 fonds tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 Hà Nội: GGI (Gouvernement général de l'Indochine), RST (Résident supérieur du Tonkin), AFCI (Direction de l'Agriculture, de la Forêt et du Commerce de l'Indochine), DFI (Direction des finances de l'Indochine), EDTI (Service de l'Enregistrement, du Domaine et du Timbre de l'Indochine), RHÐ (Résident de Hadong) và 1 fond RSA (Résident supérieur de l'Annam) của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV Đà Lạt.