"BIÊN TẬP NGÔN NGỮ SÁCH VÀ BÁO CHÍ" là cuốn sách tiếp theo cuốn "Biên tập ngôn ngữ văn bản sách và báo chí” (NXB Khoa học xã hội, 1993) được biên soạn theo chương trình cho sinh viên Khoa xuất bản và báo chí đã được Bộ Giáo dục và đào tạo thông qua. Chúng làm thành một bộ sách hoàn chỉnh về công việc biên tập ngôn ngữ văn bản các loại sách và các loại báo chí khác nhau. Nếu "Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí” là cơ sở chung, có tính lý luận và thực tiễn về những điều chuẩn mực ngôn ngữ trong công việc biên tập, thì tập “Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí" đi sâu hơn vào nghiệp vụ, trang bị những kiến thức và những kinh nghiệm cần thiết để biên tập viên, phóng viên, tác giả... tiến hành công việc phân tích, xem xét, đánh giá và sửa chữa văn bản một cách khoa học, lôgíc nhằm nâng cao văn bản, làm bản thảo văn bản được tốt hơn. Biên tập ngôn ngữ văn bản tức là biên tập ở mặt hình thức biểu đạt của văn bản, Song văn bản là một chỉnh thể không tách rời giữa tư tưởng chủ đề, nội dung hiện thực trình bày với kết cấu và ngôn ngữ sử dụng. Nhiệm vụ biên tập ngôn ngữ văn bản chính là làm cho nội dung và hình thức phù hợp nhau, đạt được mục đích đề ra của người viết, Như vậy, cần phải có một loạt thư pháp biên tập. Công việc biên tập sử dụng nhiều kiến thức, lý luận của các ngành khoa học hữu quan như: ngôn ngữ, lôgic học, tâm lý học, văn học, v.v., song ngôn ngữ học với các ngôn từ - cơ sở vật chất của văn bản - là cái dễ nhận thấy nhất, cái nền tảng để thể hiện tư duy của người viết.
Các bộ môn nói trên giúp ích cho công việc biên tập những kiến giải khoa học để phân tích, xem xét và tìm ra cách thức nâng cao văn bản bản thảo. Nhưng các nguyên tắc và phương pháp biên tập và sửa chứa văn bản không thể tìm thấy ở những bộ môn riêng biệt nào trong liên hợp các bộ môn mà công việc biên tập sử dụng. Thành thử, các nguyên tắc và phương pháp sửa chữa văn bản phải do chính những người làm công việc biên tập sách và báo chí tổng hợp lại các tri thức chung liên quan tới nghề nghiệp, các kiến thức sách vở khoa học và thực tiễn để chì ra một cách khoa học, lý luận, những điều cần thiết cho công việc biên tập sách và báo chí.
Sách gồm 5 chương.
Chương Một: Biên tập ngôn ngữ ở cấp độ từ
Chương Hai: Biên tập ngôn ngữ ở cấp cụm từ (ngữ đoạn) và câu
Chương Ba: Biên tập ngôn ngữ ở cấp độ chỉnh thể cú pháp phức liên câu và đoạn văn
Chương Bốn: Biên tập ở cấp độ toàn bản thảo
Chương Năm: Phương pháp sửa chữa văn bản.
Ở cấp độ từ, biên tập viên xem xét, phân tích trên bình diện từ vựng - ngữ nghĩa. Ở cấp độ cụm từ (ngữ đoạn) và câu, biên tập viên cần xem xét trên bình diện cú pháp - ngữ nghĩa. Ở cấp độ chỉnh thể cú pháp phức liên câu và đoạn văn, cần dựa trên cơ sơ của lôgic - ngữ nghĩa củ pháp đẻ phân tích, nhận xét và sửa chữa văn bản. Sự bộc lộ phong cách chức năng và phong cách cá nhân rõ rệt nhất ở cấp độ này.
“Biên tập ngôn ngữ sách và báo chí” trình bày một tổng thể về cách phân tích và cách sửa chửa văn bản, về mặt hình thức ngôn ngữ văn bản của bản thảo; cách tiến hành là chung cho công việc biên tập các loại sách và bài báo, bài tạp chí. Tuy nhiên, từng loại sách, từng bài báo riêng đòi hỏi phong cách chức năng riêng của mình. Điều đó cần lưu ý và vận dụng cái chung một cách linh hoạt, thiết thực vào công việc biên tập cụ thể.
Chúng tôi xin cám ơn Phân viện báo chí và tuyên truyền và Phó tiến sĩ giám đốc Tô Huy Rứa; Khoa Xuất bản thuộc Phân viện và các ông Chủ nhiệm Ngô Sĩ Liên, Phó chủ nhiệm Phó tiến sĩ Trần Văn Hải đã tạo điều kiện để cuốn sách được hoàn thành và ra mắt bạn đọc. Cũng xin cám ơn phòng Khoa học Phân viện và các đồng nghiệp khoa Báo chí, khoa Xuất bản đã đọc cho ý kiến và cổ vũ nhiệt tình.
Bộ môn học này còn mới mẻ và sách lần đầu được biên soạn hệ thống, hẳn còn nhiều thiếu sót vì trình độ và kinh nghiệm của người viết, mong các đồng nghiệp và bạn đọc chỉ bảo cho để tập sách được tốt hơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 1995
NGUYỄN TRỌNG BÁU